Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/12/2013, 12:00 PM

Hỗ trợ T+1 tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hình thức T+1 từng phổ biến trên thị trường chứng khoán vào năm 2009-2010 và vẫn còn tồn tại đến nay dù không được cấp phép hoạt động chính thức. Một trong các rủi ro là hình thức này có thể khiến công ty chứng khoán thua lỗ nặng.

Đối với hình thức T+1, khi lệnh mua của khách hàng đã khớp, công ty chứng khoán sẽ trừ (phong tỏa) số tiền tương ứng trên tài khoản của khách. Tuy nhiên, phải đến một ngày sau (T+2), số tiền này mới được mang đi thanh toán bù trừ để chứng khoán về tài khoản. Điều này đã khiến nhiều công ty chứng khoán cho ra đời sản phẩm hỗ trợ đến ngày T+1.

Theo đó, khách hàng có thể đặt lệnh mua vào buổi sáng khi tài khoản chưa có tiền. Đến buổi chiều (T), hoặc ngày hôm sau (T+1) có thể nộp tiền vào tài khoản. Đối với những nhà đầu tư lướt sóng, đây là hình thức hỗ trợ rất đắc lực. Chẳng hạn, một nhà đầu tư  đang giữ cổ phiếu A trong trường hợp mã này đang tăng giá. Nhưng hôm nay nhà đầu tư này quan sát và thấy một cổ phiếu khác (B) cũng có khả năng tăng giá nên quyết định mua nhưng không đủ tiền và được công ty chứng khoán hỗ trợ.

Lúc này, nhà đầu tư khó có thể bán cổ phiếu B vì đà tăng vẫn tiếp tục, nhưng nếu được công ty chứng khoán hỗ trợ thì vẫn mua thêm một cổ phiếu nữa và đợi một ngày nữa để những mã trong danh mục tăng giá, có thêm được lợi nhuận. Sau đó, nhà đầu tư có thể mới bán ra và lấy tiền “đắp” vào lệnh mua cổ phiếu mới. Tuy nhiên, theo quy định, nhà đầu tư không được mua cổ phiếu khi trên tài khoản không đủ tiền, tức là các công ty không được bán chịu chứng khoán. Dù vậy hình thức T+1 vẫn tồn tại.

Theo lý giải của trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán lớn, đây không phải là mua chịu hoặc nhà đầu tư không đủ tiền mà do chính doanh nghiệp tự bỏ tiền để hỗ trợ phần thiếu hụt đó. Cụ thể, từ ngày T đến T+1, công ty chứng khoán có thể coi như cho nhà đầu tư vay và không tính lãi. Hình thức này từng rất phổ biến giai đoạn năm 2009-2010, một số nhà đầu tư VIP khi đó còn rỉ tai nhau về việc có đơn vị sẵn sàng hỗ trợ khách VIP đến T+n.

Theo đó, khách VIP chỉ cần đặt lệnh mua dù không đủ tiền, đến khi bán ra tính toán lời-lỗ, phí giao dịch rồi mới thanh toán với công ty. Rủi ro nằm ở chỗ sau khi mua vào, nếu giá cổ phiếu giảm giá mạnh, khả năng nhà đầu tư bỏ của chạy lấy người rất cao. Công ty chứng khoán phải gánh một lượng lớn cổ phiếu giảm giá và thua lỗ.

Hiện tại, không nhiều công ty chứng khoán dám hoặc có đủ lực để thực hiện sản phẩm này nên thời hạn thường chỉ đến T+1 là dừng. Đồng thời điều kiện cũng khắt khe hơn. Khách hàng muốn được hưởng hỗ trợ thanh toán T+1 phải có một khoảng thời gian nhất định giao dịch tại công ty, chứng tỏ uy tín mới được hưởng tiện ích này.

Cách thức triển khai có vẻ chặt chẽ nhưng thực ra vẫn tiềm ẩn rủi ro bởi đây không phải sản phẩm có tính phổ biến cao. Ở chừng mực nào đó, vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau.

Các công ty chứng khoán lớn, hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ thường không muốn mạo hiểm với sản phẩm này. Vì vậy, hầu hết chỉ các đơn vị nhỏ, vốn không lớn nhưng muốn hỗ trợ T+1. Bên cạnh đó, không phải nhà đầu tư nào cũng mặn mà đón nhận sự hỗ trợ này. Đối với người không chuộng lướt sóng, thời gian nắm giữ cổ phiếu tương đối dài, sức ép xoay vòng tiền không lớn nên cũng không cần đến việc phải nhận sự hỗ trợ từ công ty chứng khoán.

Hiện nay, dù nhiều công ty không triển khai hỗ trợ thanh toán T+1, sản phẩm này cũng là “cảm hứng” để một số đơn vị đưa ra các chính sách hỗ trợ khác. Chẳng hạn chỉ tính lãi vay ký quỹ (margin) bắt đầu từ ngày T+2 trở đi, có nghĩa là đến ngày này công ty chứng khoán mới phải dùng tiền thật của mình để hỗ trợ khách hàng. Đối với khách hàng, nếu được hưởng chính sách cũng đồng nghĩa việc tiết kiệm hai ngày trả lãi.

Hỗ trợ thanh toán, cấp margin vẫn đang là dịch vụ chủ lực để các công ty chứng khoán thu hút cũng như chăm sóc khách hàng. Trong bối cảnh thị trường càng có diễn biến thuận lợi, các đơn vị càng phải suy nghĩ ra nhiều hình thức dịch vụ chuyên sâu, độc đáo hơn. Nhưng để có tính bền vững, các sản phẩm như vậy phải dựa trên nền tảng quản trị rủi ro chặt chẽ và có tính chia sẻ với khách hàng.

Theo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.