Hình sự hóa và tin đồn - “vũ khí” giết chết doanh nghiệp

(NTD) - Hình sự hóa các vụ việc dân sự, kinh tế trước tiên và dễ thấy là sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị “hình sự hóa”.

Gần 30 năm từ thời điểm bắt đầu đổi mới, năm 1986 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân trong nước đã không ngừng phát triển, lớn mạnh, thể hiện sự năng động, sáng tạo, tự thích nghi và vượt khó, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

87
Ảnh minh họa thực hiện bởi H.S Nhã Uyên

 Bên cạnh sự hỗ trợ, ủng hộ từ Chính phủ và các Ban ngành với sự quyết liệt ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp như cải thiện thủ tục hành chính, miễn giảm thuế, lãi suất... chắc hẳn các doanh nghiệp nói chung và cộng đồng doanh nhân hiện nay nói riêng - với các trải nghiệm thương trường - vẫn đã và đang phải đối diện với vô vàn thách thức khó khăn.

Thách thức của doanh nghiệp, doanh nhân trong thời kỳ mới

Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập, phân tích hai vấn đề khó khăn và thách thức rất thời sự mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm, đó là: hình sự hoá các vụ việc dân sự, kinh tế và kiểm soát các tin đồn lây lan.

Hình sự hóa các vụ việc dân sự, kinh tế trước tiên và dễ thấy là sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị “hình sự hóa”. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án bị “hình sự hóa” đều gắn với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên, niêm phong tài sản. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam sẽ xâm hại đến quyền tự do của công dân.

Bên cạnh đó, việc làm này sẽ gây tổn thương nặng nề đến tâm lý của người bị tạm giữ, tạm giam. Thêm vào đó, uy tín nói chung và uy tín chính trị nói riêng của người có hành vi bị “hình sự hóa” cũng như của gia đình họ sẽ bị tổn hại rất nghiêm trọng. Trong khi đó, doanh nghiệp của họ lại hoạt động trong tình trạng “rắn mất đầu”, nhiều khả năng sẽ dẫn đến phá sản. Hơn thế nữa, tạm giữ, tạm giam người có hành vi bị “hình sự hoá” một mặt gây lãng phí thời gian của người này, mặt khác sẽ khiến cho người thân của họ cũng lãng phí thời gian và tiền bạc chạy theo tiến trình kêu oan cho người thân. Trong việc làm này, thời gian của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng bị tiêu hao một cách vô ích.

Bên cạnh đó, “hình sự hóa” còn tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam vì không chỉ có những doanh nhân, doanh nghiệp Viêt Nam bị “hình sự hoá” mà cả doanh nhân, doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp phải tình trạng này. Những vụ án bị “hình sự hóa” sẽ là tấm gương không tốt làm nản lòng những người có ý định đầu tư vào Viêt Nam. Đối với các doanh nhân, doanh nghiệp đang hoạt động thì không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để tìm tới những bước đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế mà chỉ hoạt động cầm chừng, chấp nhận hiệu quả thấp nhưng an toàn hơn. Trong trường hợp họ có gặp rủi ro do khách quan cũng không dám “báo cáo” lỗ vì sợ mình trở thành đối tượng bị “hình sự hóa”.

Bên cạnh “hình sự hóa” thì “tin đồn” cũng là thứ “vũ khí hủy diệt” ghê gớm đối với doanh nhân, doanh nghiệp. Tin đồn lan truyền theo cơ chế truyền miệng. Thực ra, thông tin truyền miệng là một kênh truyền thông bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, điểm khác biệt của tin đồn là bên cạnh nó, không có thông tin chính thức để xác nhận hoặc bác bỏ, do đó nó cứ tiếp tục lầm lũi đi theo con đường của mình từ người này sang người khác. Từ người này nói qua người khác, nội dung câu chuyện dần dần được biến hóa và phóng đại, ví dụ như trường hợp tin đồn thất thiệt của ACB vào tháng 10/2003.

Cần lắm sự chia sẻ và tháo gỡ

Tin đồn thất thiệt nhưng hậu quả là có thật. Vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự cũng để lại những chuyện “dở khóc, dở cười” với doanh nghiệp, doanh nhân. Do đó, cần nâng cao sự hiểu biết về luật lệ dân sự thương mại trong nước cũng như thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài từ người dân đến các doanh nghiệp.Cần tạo “văn hóa tuân thủ pháp luật” của mỗi người dân cũng như mỗi doanh nghiệp.

Thay đổi quan niệm truyền thống từ coi nhẹ pháp luật, cũng như chưa xem trọng vai trò của tư pháp sang xã hội dân sự mà ở đó pháp luật làm nền tảng, quan tòa được xã hội nể trọng, cơ quan công quyền cũng như cảnh sát không còn là nơi mà người ta có thể trông cậy để giải quyết tranh chấp mà là con đường khởi kiện ra tòa án, trọng tài hoặc bằng các biện pháp phi quyền lực khác như thông qua các tổ chức hiệp hội.

Quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục và cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Trong đó, nghiên cứu bỏ việc khởi tố bị can, thực hiện cơ chế “điều tra mềm” - điều tra không dùng biện pháp ngăn chặn; giảm thiểu các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam trên cơ sở căn cứ vào sự phân loại tội phạm và chính sách hình sự đối với từng loại tội phạm, nhất là đối với tội phạm về kinh tế cần hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp này, sử dụng rộng rãi các biện pháp thay thế biện pháp tạm giam như bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú. Thu hẹp người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam theo hướng chỉ có thẩm phán mới có thẩm quyền này.

Để ngăn chặn tình trạng thông tin thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội, nhà nước cần sử dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp kỹ thuật (chặn truy cập) phải được tiến hành đồng bộ cùng các biện pháp khác. Một trong những biện pháp quan trọng nhất, đó là cần thông tin công khai, minh bạch, kịp thời những thông tin quan trọng của Đảng, nhà nước, cán bộ cấp cao mà người dân đang quan tâm. Muốn vậy, cần thiết sớm ban hành Luật Tiếp cận thông tin.

Rõ ràng, tin đồn nếu xuất hiện đúng vào những thời điểm nhạy cảm sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại tùy theo mức độ khác nhau đến tâm lý, lợi ích của người dân và cả nền kinh tế. Do vậy, việc cảnh giác với những thông tin phi chính thống là không bao giờ thừa.

Thông thường khi người ta thiếu thông tin để hiểu vấn đề một cách sâu sắc, khi người ta lo lắng, hoang mang, mất niềm tin thì tâm lý con người dễ bị tác động bởi tin đồn nhiều nhất. 

TS. Bùi Quang Tín - Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Ngân hàng TP.HCM

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 10:32

(CL&CS) - Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:12

(CL&CS) - Vinacafé Biên Hòa thường xuyên trả cổ tức bằng tiền ở mức cao với hàng chục ngàn đồng cho mỗi cổ phiếu. Công ty dự định chia cổ tức 25.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023.