Thứ tư, 06/07/2022, 10:52 AM

Giá xăng nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường giá cả

(CL&CS) - Ngày 5/07, Học viện Tài chính phối với Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo: Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính cho biết: Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo.

Trong tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,9% (giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 1/2022); Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ở mức 3,6% (giảm 0,8 điểm phần trăm); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo chí đạt mức 3% (giảm 1,5 điểm phần trăm); Liên hợp quốc dự báo chỉ tăng trưởng 3,1% (giảm 0,9 điểm phần trăm).

Trước những biến động đó theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ khẳng định: Trước bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt như: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2021 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình...

Những giải pháp kịp thời này đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực, ngành. Để thấy được bức tranh toàn cảnh về thị trường giá cả, hội thảo sẽ đưa ra những yếu tố cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức trang thị trường trong thời gian qua.

Hội thảo: Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022.

Hội thảo: Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022.

Phân tích về tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm, PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính đánh giá: 6 tháng đầu năm CPI bình quân tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với tháng 7/2021. Bình quân 6 tháng, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (2,44%) phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu.

Theo PGS,TS Nguyễn Bá Minh những con số thống kế trên bị tác động mạnh bởi thị trường giá xăng dầu tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,87 %.

Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 22,85%, sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,14%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,9%.

Ngoài ra, biến động thị trường còn ảnh hưởng đến giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm. Một nguyên nhân tác động tới CPI tăng 6 tháng đầu năm đó là giá vật liệu bảo dưỡng nhà tăng đến gần 8% so với cùng kỳ năm trước và do giá xi măng, sắt thép, cát… tăng theo giá nhiên nguyên vật liệu đầu vào, đã làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.

Trước những biến động của thị trường, giá cả ảnh hưởng đến người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đánh giá: Không chỉ người tiêu dùng ảnh hưởng chật vật trước biến động của giá cả hàng hóa, các tiểu thương kinh doanh cũng đầy lo lắng khi sức mua giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hàng ngày.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Hùng, về mặt hàng thiết yếu đó là điện dù các giá nhiên liệu tăng nhưng giá điện vẫn không tăng dù báo cáo của ngành điện là vài tháng trở lại đây lượng điện tiêu thụ tăng. Theo số liệu từ Trung tâm Điều đô Hệ thống điện Quốc gia, trưa ngày 21/06/2022, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000 MW, thiết lập mức kỷ lục mới với con số là 45.528 MW.

Trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện trong vài tháng chở lại đây tăng rất cao thì sử dụng điện tiết kiệm lại càng cần thiết, góp phần giảm bớt chi phí vận hanh cho toàn hệ thống

Theo ông Nguyễn Xuân Định – Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhấn mạnh: CPI tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, LPG tăng theo giá thế giới, giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Ông Nguyễn Xuân Định – Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phát biểu hội thảo.

Ông Nguyễn Xuân Định – Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phát biểu hội thảo.

Mặt bằng giá trong nước 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng do áp lực từ biến động tăng cao của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, nhất là mặt hàng năng lượng và vật tư chiến lược. CPI tháng 6.2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12.2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Để bình ổn giá 6 tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân đó là giá xăng, các mặt hàng thiết yếu.

Trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Thông tin tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin  thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất bình ổn thị trường.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".