FLC đã tìm được đơn vị kiểm toán

(CL&CS) - FLC vừa công bố ký kết với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt để thực hiện kiểm toán BCTC năm 2021 của công ty. Trước đó, do chưa có BCTC kiểm toán năm 2021, công ty chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên theo quy định.

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt, theo đó, đơn vị này sẽ là bên kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của FLC.

Cùng ngày, Tập đoàn FLC đã ban hành nghị quyết thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của công ty. Cụ thể, FLC ra quyết định thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đã ký kết giữa công ty và công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt vì lý do ngày 30/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với công ty kiểm toán Đất Việt.

Và thông qua công ty TNHH Kiểm toán An Việt là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của công ty.

Nguồn: FLC

Như vậy, sau khi có báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán, FLC có thể chuẩn bị đầy đủ bộ tài liệu họp trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) để tổ chức kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 cũng như nộp bổ sung cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).

Trước đó, do đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC nằm trong diện đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và công ty chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp thay thế, FLC chưa thể tổ chức kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên theo quy định của pháp luật.

Vì nguyên nhân này, HOSE đã đưa cổ phiếu FLC vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7 và nằm trong danh sách các mã cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý III/2022. 

Việc chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán cũng là nguyên nhân HOSE chuyển cổ phiếu FLC từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 1/6, chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. 

Theo khoản 5 Điều 39 Quy chế Niêm yết và Giao dịch Chứng khoán Niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam cho biết,

"SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện hạn chế giao dịch, gỡ bỏ ký hiệu hạn chế giao dịch đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đưa chứng khoán vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi hoàn tất khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị hạn chế giao dịch hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch được khắc phục hoàn toàn."

Kể từ sau sự việc của ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu FLC có biến động theo chiều hướng rất tiêu cực. Mã này hiện chỉ còn 5.800 đồng (tức giảm 75% so với mức cao nhất hồi đầu năm), vốn hóa chỉ còn hơn 4.100 tỷ đồng.

Ngoài ra việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch cũng làm thanh khoản suy giảm nghiêm trọng, tính hấp dẫn của mã chứng khoán này trở nên xấu hơn. Hiện FLC chỉ giao dịch chưa đến 5 triệu cổ phiếu/phiên trong tuần vừa qua, chỉ bằng 1/4 mức bình quân kể từ đầu năm.

Liên quan đến việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên của FLC, tại kỳ họp bất thường diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua, đại diện công ty cho biết các nội dung về báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2021 và tái cấu trúc sẽ là những nội dung chính sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên tới.

Về chiến lược tái cấu trúc công ty, đại diện FLC cũng cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ các quỹ dự án hiện nay của FLC với hơn 200 dự án trải dài khắp cả nước, tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm, những dự án có tiềm năng đầu tư lớn nhất. Bên cạnh đó, FLC cũng rà soát lại những công ty thành viên và giữ lại những công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả và rà soát các mảng đầu tư mới trong dài hạn mà FLC chưa bao giờ động tới như sản xuất, giáo dục, y tế,...

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

Thị trường bất động sản Hà Nội đang phải trải qua tình trạng sốt giá căn hộ chung cư, nhiều người đã phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc chuyển sang hướng khác như tìm nhà trong ngõ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc này là tình trạng lệch pha cung – cầu, lệch pha phân khúc bất động sản khiến thị trường đã khó càng khó hơn.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 18:07

(CL&CS) - Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa.

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:08

Thị trường bất động sản Đà Nẵng vừa trải qua một năm 2023 tương đối khó khăn ở tất cả các phân khúc, trừ phân khúc căn hộ. Tuy nhiên, với việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.