Đường “lậu” tràn lan, doanh nghiệp điêu đứng

(NTD) - Trước vấn nạn đường “lậu” giá rẻ tràn ngập khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đường trong nước gặp nhiều khó khăn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định sẽ làm việc với cơ quan liên quan để có giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường và nông dân.

Tại hội nghị “Giải pháp tiêu thụ đường bền vững” vừa diễn ra ngày 24/5 tại TP.HCM, các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước cho biết chưa khi nào lượng đường tồn kho cao và tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đường nhập lậu tràn lan, sức tiêu thụ của thị trường kém.

Đường lậu tràn lan

Theo Hiệp hội Mía đường, lượng đường tồn kho từ đầu vụ hiện lên đến 479.000 tấn, tổng sản lượng đường sản xuất đến ngày 19/5 đã hơn 1,36 triệu tấn, trong khi lượng tiêu thụ chỉ 1,09 triệu tấn, đẩy mức tồn kho lên trên 700.000 tấn. Đây là lượng đường tồn kho cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm.

Phát biểu tại hội, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường nhận định, ngoài yếu tố khách quan là ảnh hưởng của thời tiết khiến các nhà máy đường vào vụ ép chậm hơn so với kế hoạch nên sản lượng dồn nhiều vào giai đoạn cuối thì tình hình nhập lậu từ Thái Lan diễn biến ngày càng phức tạp mới là nguyên nhân chính của vấn đề này.

Cũng theo ông Doanh, hiện nay các doanh nghiệp đường đang gặp khó khăn. Bởi trước đây, hoạt động nhập lậu chỉ tập trung ở biên giới các tỉnh phía Nam nhưng giờ đã lan rộng ra cả miền Bắc. Đường nhập lậu từ Thái Lan ồ ạt đổ qua biên giới bằng nhiều hình thức tinh vi, địa bàn rộng khắp và giá bán rẻ hơn vài ngàn đồng so với đường trong nước khiến lượng đường tồn kho tăng cao kỷ lục.

Hiện giá bán buôn đường nhập lậu của Thái Lan thấp hơn đường sản xuất trong nước khoảng 1.000-2.000 đồng/kg. Công tác chống gian lận thương mại tuy có nhiều cố gắng nhưng không cải thiện được tình hình, thậm chí nạn buôn lậu mặt hàng này ngày càng tăng.

Nhiều doanh nghiệp mía đường đều dự báo khoản chênh lệch giá này có thể tiếp tục bị nới rộng do Thái Lan áp dụng bảo hộ xuất khẩu đối với mặt hàng này. Điều đó càng khiến sản phẩm của doanh nghiệp trong nước bị giảm sức cạnh tranh và tiêu thụ chậm.

Ông Lê Công Thành, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn, nhận định giá đường trong nước rất khó giảm để cạnh tranh do giá thu mua mía cao hơn Thái Lan 35-45%, Úc 50%. Các nhà máy cũng ký kết giá thu mua mía với nông dân từ đầu vụ nên khó giảm. “Toàn bộ làng nghề ở Hà Nội năm nay không lấy đường của chúng tôi. Các nhà máy lớn đăng ký mua nhiều nhưng chỉ nhận nhỏ giọt, chưa đến 50%. Tình trạng chưa từng xảy ra trong 20 năm qua là vào tháng 4-5, giá đường lại giảm” – ông Thành nhấn mạnh.

Trong khi đó, hiện có nhiều chất tạo ngọt có thể thay thế đường cũng tác động mạnh đến tình hình tiêu thụ đường mía.

Còn theo nhận định của ông Đặng Phú Quý, thành viên HĐQT CTCP Mía đường Quảng Ngãi cho rằng, trong khi Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đường từ Thái Lan thì chính sách của Việt Nam lại mềm dẻo hơn nên đường liên tục tràn vào. Bên cạnh đó, gian lận thương mại ngày càng tinh vi cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của ngành mía đường trong thời gian gần đây.

Đại diện Tập đoàn Thành Thành Công ước tính năm 2015 nhập lậu 382.00 tấn đường làm Nhà nước thất thu hơn 1.800 tỷ đồng tiền thuế. Việc tồn kho nhiều không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn làm khổ nông dân. Đây là thiệt hại dây chuyền. Vì thế, Nhà nước cần có giải pháp cấp thiết và hiệu quả.

Ông Trần Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Mía đường Cần Thơ, đề nghị cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay hơn với tình trạng thu gom đường nhập lậu. Trong đó, cần quản lý việc đấu giá đường lậu sau khi thu giữ, nếu không sẽ vô tình tiếp tay cho lượng hàng này hoành hành.

11
 
12
Đường từ Thái Lan đang ngập tràn trên thị trường Việt Nam, rẻ hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với đường nội. Ảnh: Nông dân Việt đang chăm sóc mía.

Gỡ khó cho ngành đường

Đưa ra giải pháp gỡ khó cho ngành đường, ông Đặng Phú Quý cho biết, liên tục nhiều năm nay, các nhà máy đường đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí để chuẩn bị cho hội nhập, tuy nhiên chi phí nguyên liệu chiếm đến 70%. Do vậy, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư mạnh vào khâu sản xuất để nâng cao chất lượng, trữ đường; đồng thời tạo ra các sản phẩm sau đường như: điện từ bã mía…

Còn Hiệp hội Mía đường Việt Nam đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ngành mía đường hiện nay như: đề xuất Chính phủ dừng việc tạm dừng tái xuất; đề nghị các địa phương dứt khoát không cấp phép mới cơ sở sang bao đóng gói mà không có nhà máy; sớm hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành mía đường đến năm 2030… Hiệp hội Mía đường còn đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại thuế xuất nhập khẩu đường để bảo vệ hàng trong nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thành Nam thì cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại đối với sản phẩm đường. Đây là việc khó khăn nên rất cần có sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả các bên nhằm bảo vệ ngành mía đường trong nước, cũng như hạn chế thất thu thuế khổng lồ của Nhà nước.

Còn về phía doanh nghiệp, ông Nam cũng cho rằng các doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ để tăng sản lượng, giảm giá thành, đồng thời tăng cường các hoạt động chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm sau đường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định sẽ làm việc với cơ quan liên quan để có giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường và nông dân.

 Vân Lam

 

_Bao NTD_So 334 _14
 

Bình luận

Nổi bật

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:48

Trong khi các đô thị trọng điểm về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM vẫn khan hiếm dự án mới cũng là lúc nhà đầu tư tìm đến những nơi có nguồn cung dồi dào hơn đó là tại các tỉnh.

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nếu không có đủ nguồn cát san lấp thì các dự án trọng điểm sẽ khó hoàn thành vào năm 2025. Hiệp hội này đã có đề xuất lên Thủ tướng để giải quyết nguồn cung cát.

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.