Thứ tư, 22/08/2018, 14:36 PM

Đạo diễn Việt Tú và câu chuyện tranh chấp bản quyền tác phẩm

(NTD) - Câu chuyện về bản quyền vở diễn thực cảnh giữa đạo diễn Việt Tú và Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội kéo dài hơn 4 tháng qua đã có nhiều diễn biến mới. Từ người bị kiện, đạo diễn Việt Tú đã kiện ngược lại chủ đầu tư và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đạo diễn Việt Tú bị kiện vi phạm bản quyền

Tháng 3/2018, Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội (TCHN) đã gửi đơn kiện Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS của đạo diễn Việt Tú đến Tòa án Nhân dân Hà Nội yêu cầu giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất, buộc Công ty DS của đạo diễn Việt Tú chuyển giao chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản vở diễn thực cảnh “Thuở ấy xứ Đoài” (Ngày xưa) cho TCHN. Thứ hai, TCHN yêu cầu Công ty DS của đạo diễn Việt Tú phải bồi thường thiệt hại cho TCHN số tiền 6,2 tỷ đồng.

Theo Công ty TCHN, ý tưởng của vở diễn thực cảnh “Thuở ấy xứ Đoài” được ông chủ của TCHN triển khai trong dự án đầu tư “Khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu Hà Nội” với hạng mục biểu diễn múa rối nước và biểu diễn thực cảnh trên mặt nước tại Sài Sơn, Hà Nội. Tháng 11/2015, TCHN ký hợp đồng với Công ty DS của đạo diễn Việt Tú. Theo đó, Công ty DS sẽ đảm nhận tư vấn, thiết kế mỹ thuật, dàn dựng chương trình biểu diễn thực cảnh cho TCHN. Sau đó, TCHN đã chi hàng trăm tỷ đồng cho chương trình. Vì vậy, Công ty TCHN phải là đơn vị nắm quyền chủ sở hữu của tác phẩm sân khấu này.

Vở diễn thực cảnh đầu tiên “Thuở ấy xứ Đoài” được công diễn vào tháng 6/2017 do Việt Tú là đạo diễn sau thời gian hai năm ấp ủ tại Sài Sơn, chùa Thầy. Tác phẩm được công diễn và bán vé một vài buổi rồi sau đó tạm dừng với lý do vở diễn “chưa tới” so với nhu cầu của khán giả. Sau đó, TCHN cho ra mắt vở thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” do Hoàng Hữu Nhật Nam đảm nhận vai trò đạo diễn để thay thế cho “Thuở ấy xứ Đoài”.

Đại diện Công ty TCHN cho biết đạo diễn Việt Tú đã vi phạm nhiều nguyên tắc thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên. Cụ thể là Công ty DS đã có hành vi cố tình chiếm đoạt quyền sở hữu của TCHN khi tự ý đăng ký quyền bảo hộ tác giả đối với kịch bản vở diễn “Thuở ấy xứ Đoài”. Phía đạo diễn Việt Tú hoàn toàn phủ nhận những cáo buộc trên của TCHN.

63
Vở diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ".
61
 
62
 

Đạo diễn Việt Tú kiện lại chủ đầu tư, đòi bồi thường thiệt hại

Vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” đã nhận giải Vàng Giải thưởng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương ở hạng mục “Đổi mới trong Truyền thông, Truyền thông thị giác và Giải trí trực quan”. Vở diễn cũng lại tiếp tục mang về 2 kỷ lục Guiness gồm “Show diễn có sân khấu mặt nước lớn nhất Việt Nam” (4.300m2) và “Show diễn có số lượng diễn viên là nông dân đông nhất Việt Nam” (150 diễn viên).

Với những thành công này, sau một thời gian dài giữ thái độ im lặng đối với Công ty TCHN, cách đây vài ngày, đạo diễn Việt Tú đã có buổi gặp gỡ báo chí để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vụ kiện tụng. Việt Tú khẳng định: “Tinh hoa Bắc bộ” là một vở diễn sao chép ý tưởng từ vở “Thuở ấy xứ Đoài” do anh dàn dựng.

Đạo diễn Việt Tú cũng đưa ra những so sánh cụ thể để chứng minh lập luận của mình. Theo anh, có rất nhiều tổ hợp động tác, bố trí sân khấu của hai tác phẩm rất trùng khớp với nhau. Ngoài ra, phục trang, đạo cụ, đường diễn… của “Thuở ấy xứ Đoài” được “bê nguyên xi” vào “Tinh hoa Bắc bộ”. Nam đạo diễn còn yêu cầu TCHN thanh toán nốt số tiền nợ còn lại cho anh cùng một số nhà cung cấp tham gia dự án, đồng thời bồi thường thiệt hại phát sinh, tổng số tiền lên đến 7,2 tỷ đồng.

Về việc chuyển giao quyền sở hữu, Việt Tú cho biết sẽ xem xét sau khi TCHN hoàn tất đầy đủ các nghĩa vụ cho anh, bao gồm số tiền còn nợ và tiền bồi thường thiệt hại.

Trước lập luận của Việt Tú về vấn đề sao chép ý tưởng, đại diện TCHN cho biết: “Không có cơ sở để chúng tôi thừa nhận vở “Tinh hoa Bắc bộ” được xây dựng, kế thừa trên nền tảng vở diễn “Ngày xưa” bởi đây là hai vở hoàn toàn độc lập. Điều này thể hiện ở việc Cục Bản quyền đã cấp bản quyền tác giả cho “Tinh hoa Bắc bộ”, dù phía DS đã có rất nhiều văn bản cho rằng vở này lấy ý tưởng từ “Ngày xưa””.

Về vấn đề yêu cầu bồi thường 7,2 tỷ đồng, Công ty TCHN cũng thẳng thừng đáp trả: “Chúng tôi đã thanh toán đầy đủ số tiền hợp đồng nhưng DS chây ỳ muốn cướp không quyền chủ sở hữu tác giả, không chịu bàn giao sản phẩm. Hợp đồng nguyên tắc chia ra các đợt thanh toán, công ty đều thanh toán đầy đủ từng đợt và đã trả đầy đủ tổng giá trị hợp đồng”.

Khi được hỏi về trường hợp giả định thua kiện, Việt Tú chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thắng vụ kiện này. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng nếu tôi không làm thì ai làm? Tôi chấp nhận cho dù có thua và chắc chắn tôi sẽ thua nhưng vẫn theo đuổi đến cùng vụ kiện”.

Hiện nay, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã thụ lý đơn phản tố của Công ty DS với nội dung bác bỏ toàn bộ các yêu cầu của Công ty TCHN, đồng thời yêu cầu bồi thường với số tiền 7,2 tỷ đồng.

Không biết “công lý” sẽ về tay ai nhưng sau vụ việc này, cũng như nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề bản quyền đã xảy ra trước đó thì những người làm công việc sáng tạo lẫn các nhà đầu tư sản xuất cần phải thận trọng và nghiêm túc hơn. Tránh những trường hợp kiện cáo, đấu đá xảy ra, vì làm nghệ thuật không chỉ là mang niềm vui đến cho mọi người mà còn thể hiện sự văn minh của chính người sáng tạo.

Theo dư luận, vụ tranh chấp bản quyền này sẽ còn lùm xùm trong tương lai.

65
Đạo diễn Việt Tú trong buổi gặp gỡ báo chí

Đức Tiến - Ảnh: Helino

_NTD_So 160_In_Page_37
 

 

Bình luận

Nổi bật

Toàn cảnh cây cầu 'độc lạ' dài hơn 1.200m, có nhịp dẫn 2 tầng cao 36m xoắn 720 độ

Toàn cảnh cây cầu 'độc lạ' dài hơn 1.200m, có nhịp dẫn 2 tầng cao 36m xoắn 720 độ

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 16:01

Có nhiều người cho rằng thiết kế của cầu là rườm rà và phí phạm tiền của nhưng thực tế thì những cây cầu như này lại tiết kiệm và có nhiều lợi ích bất ngờ.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:33

(CL&CS) - Ngành vi mạch bán dẫn là ngành quan trọng hiện nay, trong đó năng lực công nghệ là yếu tố quyết định, Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp.

Tương lai của ASEAN là chuyển đổi số, một ASEAN số

Tương lai của ASEAN là chuyển đổi số, một ASEAN số

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:33

(CL&CS) - Phát biểu tại Phiên toàn thể thứ nhất của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, phát triển nhanh chính là phát triển kỹ thuật số, còn phát triển bền vững là phát triển xanh. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là nhân tố quan trọng nhất trong những thập kỷ tới, tương lai của ASEAN chính là tương lai số.