Dữ liệu cũ
Thứ ba, 04/12/2018, 08:17 AM

Đà Nẵng xin “chuộc” lại sân Chi Lăng trong thế “chằng chịt” phức tạp

(NTD) - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã có Văn bản 9227/UBND-STP ngày 27/11/2018 gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến được chuyển trả tiền cho doanh nghiệp để lấy lại toàn bộ diện tích Sân vận động Chi Lăng đã bán cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.

Sân vận động Chi Lăng không chỉ đơn thuần là địa điểm phục vụ các hoạt động thể thao mà còn là công trình có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng của người dân TP. Đà Nẵng. Xuất phát từ tâm tư của người dân, lãnh đạo TP. Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép thành phố được giữ lại toàn bộ diện tích đất tại sân Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với các bên được thi hành án.

Trình phương án xin “chuộc” chảo lửa Chi Lăng

Theo đó, nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án trên, TP. Đà Nẵng sẽ chuyển trả toàn bộ số tiền sử dụng đất là 1.251 tỷ đồng mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách khi được giao khu đất này để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất đang bị thế chấp. Đà Nẵng cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ thành phố thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thực hiện thay nghĩa vụ thi hành án của Tập đoàn Thiên Thanh để thu hồi lại các khu đất tại sân Chi Lăng.

Vào năm 2010, Đà Nẵng di dời sân vận động ra khỏi trung tâm thành phố và dành khu đất tại sân Chi Lăng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư cho dự án Khu phức hợp TMDV tại sân vận động Chi Lăng. Nhưng qua 3 lần kêu gọi, chỉ có Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh đề nghị tham gia đầu tư dự án.

Để triển khai dự án, Tập đoàn Thiên Thanh đề nghị tách thửa cho các công ty thành viên và được thành phố chấp thuận bằng văn bản số 7120/UBND-QLĐTh ngày 10/11/2010. Nhưng từ đó đến nay, nhà đầu tư chưa thực hiện bất cứ thủ tục nào để đăng ký đầu tư đối với dự án mà đã tách khu đất này thành 14 lô. Trong đó, Đà Nẵng cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh vào năm 2011. Sau đó, các lô đất này được thế chấp ở ngân hàng.

San-Chi-Lang-01_opt
 
San-Chi-Lang-03_opt
Sân vận động Chi Lăng lúc còn các trận bóng nảy lửa. (Ảnh: Phi Hải).

Khu đất sân Chi Lăng đang là tài sản bảo đảm thi hành án

Khi đại án Phạm Công Danh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh xây ra, dự án sân vận động Chi Lăng nằm trong những sai phạm nên bị phong tỏa tài sản.

Theo bản án phúc thẩm số 30/2017HSPT ngày 24/1/2017, Tòa án cấp cao tại TP.HCM quyết định tiếp tục kê biên 8 giấy chứng nhận QSDĐ tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam để quản lý theo quy định về tài sản bảo đảm; giải tỏa 2 giấy chứng nhận QSDĐ cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ để quản lý, xử lý. Theo đó, các ngân hàng này có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn những khoản vay của các công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh.

Thực tế năm 2010 Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh thu về gần 1.251 tỷ đồng. Khi chuyển giao dự án khu phức hợp tại sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh, TP. Đà Nẵng giải tỏa hàng trăm hộ dân với số tiền đền bù hơn 200 tỷ đồng. Đà Nẵng đã đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng xây dựng một khu liên hợp thể thao mới để thay thế cho sân vận động Chi Lăng.

Trong lúc đó, khi có giấy chứng nhận QSDĐ, Tập đoàn Thiên Thanh đã thế chấp ở ngân hàng với số tiền lớn hơn nhiều lần so với số tiền mua đất.

 

sân-Chi-Lăng_opt
Sân Chi Lăng bị tách thành 14 lô và thế chấp tại ngân hàng nhưng dự án khu phức hợp vẫn nằm yên từ 2011 đến nay.

Đất thế chấp ngân hàng vướng sai phạm về quản lý đất đai

Theo UBND TP. Đà Nẵng, 10 giấy chứng nhận QSDĐ không đúng quy định pháp luật; không phù hợp về thời gian sử dụng đất, người được cấp giấy chứng nhận cũng chưa thực hiện việc chuyển nhượng, do đó phải thực hiện điều chỉnh lại mục đích và thời hạn sử dụng đất cho phù hợp. Đây cũng là một trong các trường hợp sai phạm mà thanh tra Chính phủ đã chỉ ra tại kết luận số 2852/KL-TTCP ngày 2/11/2012.

Cụ thể, năm 2010, Đà Nẵng không ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư mà lại giao cho Công ty Quản lý và Khai thác quỹ đất Đà Nẵng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Điều này vi phạm thẩm quyền giao đất và trình tự, thủ tục pháp luật đất đai.

Việc cho phép tách thửa để cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với dự án đầu tư chỉ căn cứ vào quyết định phê duyệt, bản đồ ranh giới QSDĐ mà chưa phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch xây dựng chi tiết là không đúng quy định pháp luật.

Theo kết luận 2852 của Thanh tra Chính phủ, khu phức hợp dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng được giảm 10% tiền sử dụng đất (139,3 tỷ đồng) là trái luật, buộc phải truy thu. Đến nay, chủ các lô đất trên vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Mặt khác, Khu phức hợp sân vận động Chi Lăng là đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với thời hạn sử dụng đất có thời hạn. Nhưng 10 giấy chứng nhận QSDĐ lại được cấp năm 2011 với thời hạn lâu dài là sai quy định.

Minh Hằng

_NTD_So 491-492 _In_Page_27
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.