Thứ tư, 27/07/2022, 21:31 PM

Đà Nẵng lấy ý kiến về quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển

(CL&CS) - Ngày 27/7, UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành, UBND các quận, phường ven biển, các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo quy định về quản lý hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.

Đà Nẵng lấy ý kiến các địa phương ven biển về quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển gởi về trước ngày 15/8/2022 để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo (Ảnh: Thế Sơn)

Đà Nẵng lấy ý kiến các địa phương ven biển về quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển gởi về trước ngày 15/8/2022 để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo (Ảnh: Thế Sơn)

Theo đó, quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn TP. Đà Nẵng sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc quản lý, bảo vệ hành lang bờ biển nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. Đồng thời, quy định cũng sẽ bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, góp phần quản lý tổng hợp vùng bờ phục vụ phát triển bền vững.

Theo dự thảo được Sở TN&MT TP. Đà Nẵng chủ trì xây dựng, TP. Đà Nẵng sẽ thực hiện quản lý hành lang bảo về bờ biển theo 2 vùng. Trong đó, vùng 1 là vùng hành lang bảo vệ bờ biển được xác định theo Thông tư 29 năm 2016 của Bộ TN&MT và quy định của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Vùng 1 sẽ có ranh giới ngoài là đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm và ranh giới trong được xác định trên cơ sở hài hòa giữa bảo tồn và phát triển phù hợp với hiện trạng.

Vùng 2 là vùng đệm hành lang bảo vệ bờ biển, nằm liền kề với vùng 1 về phía đất liền và đảo tại các đoạn bờ cát, nhằm phòng ngừa nguy cơ sạt lở bờ biển, ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng. Đồng thời có ranh giới ngoài trùng với ranh giới trong của vùng 1 và ranh giới trong là đường ranh giới nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Theo dự thảo, quản lý hành lang bảo vệ bờ biển phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển….

Trong hành lang bảo vệ bờ biển tại vùng 1, các hoạt động bị nghiêm cấm, hạn chế được thực hiện theo qui định Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 40 ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Cụ thể như, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch và các công trình phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch được phép triển khai thực hiện nếu không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Đồng thời, trước khi cấp phép chủ trương đầu tư dự án, cấp phép xây dựng cần phải lấy ý kiến của Sở TN&MT và các sở, ngành khác có liên quan.

Đối với vùng 2, việc cấp phép cho các công trình xây dựng cao tầng chỉ được thực hiện nếu không làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, tăng nguy cơ xói lở bờ biển và ngập lụt ven biển, cản trở quyền tiếp cận tới biển của cộng đồng. Các hoạt động khác chỉ được phép thực hiện sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định việc các công trình và hoạt động nằm trong ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển bị đe dọa nghiêm trọng bởi các tai biến thiên nhiên ven biển cần phải di dời ra khỏi ranh giới của hành lang bảo vệ bờ biển. Việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) được thực hiện theo các quy định của Luật đất đai và các luật chuyên ngành.

Các công trình, dự án hết thời hạn sử dụng đất trong hành lang bảo vệ bờ biển cần phải được xem xét, đánh giá theo các yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trước khi thực hiện việc gia hạn sử dụng đất hoặc di dời ra khỏi khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

Đáng chú ý, nhằm hoàn thiện dự thảo tờ trình, quy định nêu trên trước khi trình UBND thành phố ban hành, Sở TN&MT kgửi các dự thảo đến các sở, ban, ngành, UBND các quận, phường ven biển, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo.

Văn bản góp ý gửi về Sở TN&MT thông qua Chi cục Biển và Hải đảo, địa chỉ 57 Quang Trung, thành phố Đà Nẵng, trước ngày 15/8/2022, để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo.

Bình luận

Nổi bật

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc để phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.