Thứ năm, 08/04/2021, 23:00 PM

Đà Nẵng: Báo động tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng mạnh

(CL&CS) - Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 - 80 ca bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ đang khám trẻ trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng

Bác sĩ đang khám trẻ trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng

Ngày 8/4, bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, trẻ nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tăng cao. Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát. 

Theo bác sĩ Thịnh, năm 2020 tại Đà Nẵng ghi nhận hơn 90 ca mắc tay chân miệng, và, trong ba tháng đầu năm 2021, số ca mắc đến khám, điều trị tăng mạnh.

Riêng trong tháng 3, có 257 ca mắc điều trị nội trú, tuần đầu tháng 4 có 109 ca. Trong đó, trên 50% ca được chuyển đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện nay trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 - 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện.

Trong số các ca điều trị nội trú, có 8 trường hợp nặng, nguy kịch ở độ 3, 4 phải nằm khoa hồi sức, phải can thiệp chuyên sâu như lọc máu, truyền Globulin miễn dịch, thở máy. Các trường hợp này đã được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh, qua đó phát hiện 3 trường hợp nhiễm chủng virus EV71. 

Đây là một trong hai loại virus nguy hiểm. Các ca bệnh này đã được kịp thời cứu chữa, các cháu đã được xuất viện và không có di chứng.  

Theo Bác sĩ Thịnh, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bùng phát theo 2 đợt mỗi năm. Đợt 1 từ tháng 3 - 5 và đợt 2 từ tháng 9 - 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Bác sĩ Thịnh khuyến cáo với phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của con em khi có các triệu chứng như sốt, xuất hiện các tổn thương ở da như dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối… lập tức đưa ngay các cháu đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch, không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm-mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn hoặc vật dụng ăn uống. Các nhà trẻ mẫu giáo, nơi trông trẻ cần thường xuyên lau sạch bề mặt vật dụng như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, cầu thang, bàn ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Xu hướng già hóa dân số nhanh và thiếu hụt các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển dịch vụ cho lĩnh vực này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Mô hình lưu trú ban ngày hoặc căn hộ dưỡng lão dài ngày tích hợp các tiện ích y tế, giải trí, thể thao ngay trong các khu dân cư hiện đại hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng khai phá.

Bộ Y tế: Vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan cúm gia cầm sang người

Bộ Y tế: Vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan cúm gia cầm sang người

sự kiện🞄Thứ ba, 26/03/2024, 09:04

(CL&CS) - Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành. Trong khi thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển... Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

[Infographic] Trẻ mắc ho gà có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

[Infographic] Trẻ mắc ho gà có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/03/2024, 15:25

(CL&CS) - Bệnh ho gà là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân. Trẻ mắc ho gà có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng; viêm não với tỷ lệ tử vong cao; Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng; trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi...