Cuối năm: Nhiều ngân hàng hạ lãi suất huy động

(NTD) - Những ngày vừa qua, một số ngân hàng lại hạ lãi suất huy động đã gây ngạc nhiên cho thị trường. Bởi theo như thông lệ thì cứ vào dịp cuối năm, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng ở nhiều biên độ khác nhau.

10
Những ngày vừa qua, một số ngân hàng đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi giảm lãi suất huy động.

Giảm lãi suất để cạnh tranh

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tuần qua có một số ngân hàng giảm nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn ngắn. Trong khối ngân hàng thương mại nhà nước đã mạnh dạn giảm lãi suất huy động có BIDV và Agribank. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán giảm từ 0,5%/năm xuống 0,3%/năm, riêng với kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,1% lên 4,3%/năm.

Còn trong khối ngân hàng thương mại cổ phần hạ lãi suất huy động ở mức thấp hơn. Sacombank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động với các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng cùng giảm 0,1% xuống tương ứng 4,9%/năm và 5,2%/năm. Ngược lại, các kỳ hạn dài từ 15-36 tháng được điều chỉnh tăng 0,2% lên 7%/năm... Ở chiều ngược lại, cũng có một số ngân hàng tăng lãi suất huy động ở cả kỳ hạn ngắn lẫn kỳ hạn dài từ 0,2-0,8%/năm như tại VIB, PVcomBank.

Đợt giảm lãi suất lần này có tạo một chút ngạc nhiên trên thị trường vì theo thông lệ hàng năm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng vào dịp cuối năm ở nhiều biên độ khác nhau.

Động thái trên xuất hiện tại một số ngân hàng chủ yếu là để cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay một cách hợp lý hơn. Ngoài ra, việc hạ lãi suất huy động lần này được xem là cách có thể giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt vào dịp cuối năm. Và cũng dễ nhìn thấy là việc hạ lãi suất lần này chỉ tập trung ở các ngân hàng có thị phần và tình trạng thanh khoản tốt.

Động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các ngân hàng nêu trên tiếp tục là giải pháp tích cực, kịp thời nhằm triển khai định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã được Thống đốc NHNN cụ thể hóa cho ngành ngân hàng tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016 về tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Khó duy trì

Tuy có nhiều lý do để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, nhưng việc giảm lãi suất lần này khó có khả năng để trở thành xu hướng chung cho hệ thống ngân hàng đến cuối năm, do mặt bằng lãi suất thị trường đang chịu nhiều áp lực.

Cụ thể, biến động tỷ giá gần đây cũng có tác động ít nhiều đến lãi suất. Nếu đồng USD tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thì tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và thậm chí là dịch chuyển dòng tiền có thể sẽ diễn ra, chuyển từ kênh gửi tiết kiệm sang USD. Điều này có thể gây áp lực lên thanh khoản tiền đồng. Khi đó, các ngân hàng sẽ phải xem xét điều chỉnh tăng lãi suất tiền đồng để thu hút vốn.

Cùng với đó, trong hai tuần qua, NHNN hút ròng tiền ra khỏi hệ thống thông qua kênh tín phiếu cũng gây áp lực lên mặt bằng lãi suất liên ngân hàng. Do đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong những tuần cuối năm do nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong hệ thống tăng và cơ quan điều hành sẽ bán ra USD và hút VND về nhằm bảo đảm sự ổn định của tỷ giá.

Hay như áp lực về tín dụng cũng khiến các ngân hàng phải đắn đo trong việc hạ lãi suất. Tính đến cuối tháng 11/2016, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tăng gần 14,7% so với cuối năm 2015. Điều đó có nghĩa là cả hệ thống phải phấn đấu tăng thêm từ 3,3-5,3% để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là từ 18-20%/năm. Việc tăng này là không hề dễ dàng. Và để phấn đấu đạt mục tiêu thì nhiều khả năng sẽ làm cho tình trạng thanh khoản trở nên căng thẳng, khiến lãi suất huy động trên thị trường 1 bị đẩy lên từ đó gây áp lực lên mặt bằng lãi suất cho vay

TS. Bùi Quang Tín cho biết, hạ lãi suất huy động cũng khó cản trở các ngân hàng trong việc hạ hoặc tiếp tục duy trì ổn định lãi suất cho vay trong 2 tháng cuối năm nay. Bởi vì, lãi suất huy động chỉ là 1 yếu tố cấu thành nên chi phí trong việc xác định lãi suất cho vay. Các ngân hàng hoàn toàn có thể bù trừ với việc tăng lãi suất huy động thông qua việc tiếp tục cắt giảm chi phí kinh doanh, kiểm soát hiệu quả tỷ lệ nợ xấu, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả hơn nữa, nỗ lực duy trì thị phần...

Còn theo đánh giá của CTCP Chứng khoán MB (MBS), mặt bằng lãi suất huy động sẽ có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt là ở các kỳ hạn ngắn do nhu cầu tăng trưởng tín dụng tăng vào những tháng cuối năm.

Mai Trinh

NTD So 78 (286)_Page_16
 

 

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ Nam Long: Chốt mục tiêu doanh thu 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Nam Long: Chốt mục tiêu doanh thu 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 12:28

(CL&CS) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Nam Long thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh số 9.554 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng.

Nhà thuốc Long Châu sở hữu 1.350 nhà thuốc đã hòa vốn và có lãi tốt

Nhà thuốc Long Châu sở hữu 1.350 nhà thuốc đã hòa vốn và có lãi tốt

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 12:08

(CL&CS) - Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FPT Retail cho biết, chuỗi Long Châu đang có 1.350 trên tổng số 1.500 nhà thuốc đã hòa vốn và có lãi tốt. Còn lại 150 nhà thuốc mới mở trong vòng 3 tháng gần đây nên chưa có lãi.

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

Thị trường bất động sản Hà Nội đang phải trải qua tình trạng sốt giá căn hộ chung cư, nhiều người đã phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc chuyển sang hướng khác như tìm nhà trong ngõ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc này là tình trạng lệch pha cung – cầu, lệch pha phân khúc bất động sản khiến thị trường đã khó càng khó hơn.