Thứ hai, 23/08/2021, 19:48 PM

COVID-19 đang tạo ra cơ hội cho không ít Doanh nghiệp Nhà nước bứt lên

(CL&CS)- Nếu không tư duy lại về Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sẽ còn mất mát nhiều, cả mất mát hữu hình và những mất mát vô hình. Doanh nghiệp tư nhân bật lên nhanh lắm, nếu không cải tổ DNNN sẽ thua. Áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001…sẽ giúp doanh nghiệp bứt lên.

DNNN cứ mờ dần, nhỏ dần  

DNNN được xác định là thành phần quan trọng và được kỳ vọng sẽ thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt, lan tỏa khu vực doanh nghiệp khác.

DNNN đang tiếp tục có vai trò quan trọng phát triển kinh tế và  đang nắm giữ và sử dụng một nguồn lực lớn của đất nước. DNNN đang nắm giữ 28% tổng giá trị tài sản của tất cả các doanh nghiệp và tạo ra khoảng 14% doanh thu và hơn 20% tổng lợi nhuận trước thuế.

Trong đại dịch các DNNN và có vốn nhà nước như Vietnam Airline, Viettel, EVN, VNPT... đã thể hiện mạnh mẽ vai trò của DNNN, DN có vốn Nhà nước, vừa phải chống đỡ với những khó khăn mà đại dịch gây ra, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống người lao động, vừa đi đầu trong các hoạt động an sinh xã hội... Những hành động này được cả xã hội ghi nhận.

Nhưng, kỳ vọng đặt vào DNNN còn rất lớn. “Nắm giữ nguồn lực lớn của đất nước, nhưng họ (DNNN) chưa tối đa các nguồn lực họ đang nắm giữ, mức đóng góp của họ vào phát triển kinh tế -xã hội còn thấp, hiệu quả không cao. Khu vực này đang mờ đi, đang nhỏ dần”, TS.Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương nhìn nhận.

Theo các báo cáo về DNNN thì hị phần của khu vực DNNN ngày càng giảm tại hầu hết các ngành có mức độ cạnh tranh cao như công nghiệp chế tạo, thương mại, chế biến thực phẩm.

Mặc dù trong 10 năm qua, đã có hai chương trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện nhưng thực trạng DNNN cho đến nay nhìn chung chưa được cải thiện.

Nóng ruột, và trăn trở, TS.Nguyễn Đình Cung nói: “Nếu không tư duy lại về DNNN để thay đổi những định chế tương ứng, thì sẽ còn mất mát nhiều, cả mất mát hữu hình và những mất mát vô hình, mất mát không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn về vai trò dẫn dắt của DNNN với nền kinh tế”.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã hoàn thành cổ phần hóa 02 Công ty TNHH một thành viên mà Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã hoàn thành cổ phần hóa 02 Công ty TNHH một thành viên mà Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ DNNN để nâng cao vượt bậc hiệu quả vốn đầu tư nhà nước vào DNNN vẫn là yêu cầu hết sức cấp thiết, ông Cung nhấn mạnh.

Từ góc độ của cơ quan Nhà nước, nhìn lại toàn bộ hệ thống DNNN, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cũng thấy rõ vẫn còn DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Quản trị doanh nghiệp trong DNNN chưa được đổi mới, chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường, chưa thực sự theo cơ chế thị trường”.

 “Sau đại dịch COVID-19, thậm chí chỉ năm sau thôi, doanh nghiệp tư nhân bật lên nhanh lắm, nếu lúc này DNNN không cải tổ mạnh mẽ, DNNN sẽ thua”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến cũng rất trăn trở.

Cổ phần hóa, thoái vốn cũng là một sự cải tổ là giải phóng nguồn lực ở khu vực nhà nước, kêu gọi trí tuệ, nguồn lực trong dân và các thành phần kinh tế khác tham gia quản trị DNNN, điều hành DN có vốn nhà nước để cùng nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Doanh nghiệp tư nhân bật lên nhanh lắm, nếu không cải tổ DNNN sẽ thua

COVID-19 đã làm chậm lại tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhưng COVID-19  đang tạo ra cả áp lực phải làm và cũng là cơ hội để thay đổi, và cũng là lúc có những thuận lợi để DNNN vượt lên và thay đổi.

Đây là cơ hội thay đổi thị trường, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao quản trị doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản trị, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại nguồn nhân lực...

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến gửi gắm thông điệp: Trong khó khăn này cũng là lúc nhiều doanh nghiệp có cơ  chiếm lĩnh thị trường khi thị trường đang bị cơ cấu lại.  

Vừa qua trên thị trường thấy rằng khi mà nền kinh tế phục hồi thì tất cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá, và các mặt hàng này là thế mạnh của DNNN, như xăng dầu, sắt thép, phân bón... Giá hàng tăng, lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu tăng, doanh nghiệp có dư địa để phát triển tiếp.

Thị trường cũng đang mở ra cơ hội và điều kiện cho một số thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa.

Khi doanh nghiệp sắp xếp, cơ cấu lại, và sau cấu cổ phần hóa thì quản trị tốt hơn, theo đó giảm chi phí và tiếp cận nâng cao năng suất và sản lượng cộng với thị trường có cầu lớn, giá tăng cao, thì doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có nguồn lực hơn.  

Đó là cơ hội để doanh nghiệp có dư địa trong việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu và cổ phần hóa.

COVID-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội. “COVID-19 đang tạo ra cơ hội cho không ít DNNN bứt lên”, ông Đặng Quyết Tiến nói.

Trong đại dịch này lại là cơ hội để làm những việc mà ở thời điểm bình thường sẽ khó làm được. Đó là tận dụng áp lực thay đổi do dịch bệnh, từ thay đổi quản trị doanh nghiệp, sắp xếp lao động, minh bạch thông tin, giảm chi phí hoạt động...

Đó là áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến nhằm giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Đó là áp dụng một số tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001…doanh nghiệp sẽ có nhiều ý tưởng hơn trong quy trình hóa các hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểm soát các hoạt động.

Và tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra tin cậy, ổn định, chất lượng và nghiệp có năng lực vượt trội trong quản lý điều hành, trong quản trị tài chính, quản trị chiến lược…

Các bước nêu trên phát huy hiệu quả, năng suất lao động của doanh nghiệp cũng chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao. Từ đó, giúp giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Đồng thời, cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế, OECD hay Basel,TS.Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Làm được những việc này cộng với lợi thế về quy mô, lợi thế về lĩnh vực đang hoạt động và lợi thế về thị trường và ngành nghề, khu vực DNNN sẽ tìm được địa bàn để chiếm lĩnh, không chỉ trong nước, mà cả nước ngoài, khi thị trường đang cơ cấu lại rất mạnh.

Đây cũng là thời thế để thực hiện mục tiêu tạo hệ sinh thái do DNNN làm đầu chuỗi. Khi đó, nhiều DNNN sẽ thành sếu đầu đàn theo đúng nghĩa.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương sẽ có thành phố thứ 5

Tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương sẽ có thành phố thứ 5

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 21:15

Đây là thành phố thứ 5 của địa phương với diện tích gần 400km2 và quy mô dân số hơn 200.000 người.

Sân bay tư nhân nghìn tỷ đầu tiên của Việt Nam có đường băng dài 3,6km, đủ điều kiện cất, hạ cánh các máy bay tiên tiến nhất thế giới

Sân bay tư nhân nghìn tỷ đầu tiên của Việt Nam có đường băng dài 3,6km, đủ điều kiện cất, hạ cánh các máy bay tiên tiến nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 20:53

Với vị trí chiến lược, sân bay này đóng vai trò quan trọng là điểm nối giao thương, kinh tế và du lịch.

Chiêm ngưỡng 'siêu' biệt thự tại quận 'nhà giàu' TP. HCM của Cường Đô La: Gara toàn siêu xe, không gian đầy đủ tiện ích

Chiêm ngưỡng 'siêu' biệt thự tại quận 'nhà giàu' TP. HCM của Cường Đô La: Gara toàn siêu xe, không gian đầy đủ tiện ích

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 16:01

Là một doanh nhân có tiếng, căn nhà mà Cường Đô La sở hữu khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi sự sang trọng và xa hoa.