Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 06/01/2021, 09:41 AM

Công nhận thêm 24 bảo vật quốc gia

(CL&CS) - Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2283/QĐ-TTg về việc công nhận 24 bảo vật quốc gia (đợt 9), năm 2020.

Thủ tướng công nhận thêm 24 bảo vật quốc gia

Thủ tướng công nhận thêm 24 bảo vật quốc gia

Theo quyết định, có 24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận đợt này, nâng tổng số bảo vật quốc gia trên cả nước lên 215 bao gồm:

- Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III - II trước Công nguyên, hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội);

- Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (Niên đại: Cuối thế kỷ III trước Công nguyên - thế kỷ I sau Công nguyên, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Bình Dương);

- Bộ Linga - Yoni Linh Sơn (Niên đại: Thế kỷ VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng An Giang);

- Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng (Niên đại: Thế kỷ X – XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi);

- Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ (Niên đại: Thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại Kho bạc nhà nước Hưng Yên);

- Trống đồng Kính Hoa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ IV - III trước Công nguyên, thuộc sở hữu tư nhân, Hà Nội);

- Tượng Ganesha (Niên đại: Văn hóa Champa, thế kỷ VII – VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng);

- Tượng Gajasimha (Niên đại: Văn hóa Champa, thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng);

- Tượng Nam Thần (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Bạc Liêu);

- Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện được thờ tại tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên, Khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh);

- Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung (Niên đại: Thế kỷ XVI, hiện được thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng);

- Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện được thờ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh);

- Phù điêu Nữ Thần Sarasvati (Niên đại: Thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định);

- Phù điêu Vua Pô Rômê (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại di tích Tháp Pô Rômê, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận);

- Phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (Niên đại: Thế kỷ XVI, hiện được thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng);

- Bia Hòa Lai (Niên đại: Cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Thuận);

- Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng (Niên đại: Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên);

- Bộ thành bậc Điện Kính Thiên (Niên đại: Thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Điện Kính Thiên, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội);

- Bình gốm hoa nâu Kinnari (Niên đại: Thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh);

- Bình gốm hoa sen (Niên đại: Thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh);

- Tháp gốm hoa nâu (Niên đại: Thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh);

- Hương án chùa Bút Tháp (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh);

- Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh);

- Cửa võng đình Thổ Hà (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại đình Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang).

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Bi kịch cuộc đời ‘cô đào’ nức tiếng Sài Thành ca hát từ năm 7 tuổi, 27 tuổi ly dị chồng bội bạc, mất con trai, U70 làm thuê trang trải

Bi kịch cuộc đời ‘cô đào’ nức tiếng Sài Thành ca hát từ năm 7 tuổi, 27 tuổi ly dị chồng bội bạc, mất con trai, U70 làm thuê trang trải

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 23:30

Giọng ca vàng và nhan sắc của bà thời đó nhanh chóng vang danh khắp nơi.

Khám phá quốc lộ đơn độc có chiều dài ngang ngửa đường bờ biển Việt Nam, chạy dọc kết nối hơn 20 thành phố lớn nhỏ

Khám phá quốc lộ đơn độc có chiều dài ngang ngửa đường bờ biển Việt Nam, chạy dọc kết nối hơn 20 thành phố lớn nhỏ

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 23:24

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, tuyến đường này còn là nơi gặp gỡ và giao lưu với nhiều nền văn hóa đặc trưng của đất nước tỷ dân.

Chân dung vị tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam: 'Bỏ' sự nghiệp tại trời Tây để về nước tham gia kháng chiến, là Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Sư phạm Hà Nội

Chân dung vị tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam: 'Bỏ' sự nghiệp tại trời Tây để về nước tham gia kháng chiến, là Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Sư phạm Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 23:21

Không chỉ có đóng góp to lớn với ngành toán học trong nước, ông còn được biết đến với vai trò là Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội.