Cơ hội đầu tư BĐS miền Trung

(CL&CS)-Việt Nam sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy sự kết nối giữa các địa phương, định hướng phát triển đô thị miền Trung trở thành mặt tiền mới của đất nước.

Thời gian 15 năm gần đây, đô thị ven biển miền Trung phát triển tương đối mạnh mẽ. Các trung tâm mới được hình thành, nổi bật khu vực Nam Trung bộ là Nha Trang, Mũi Né (Bình Thuận), khu vực quanh vịnh Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng - Hội An.

Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, miền Trung hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không... Nếu như đường sắt chỉ đơn thuần là vận chuyển hành khách và hàng hóa, thì hàng không và đường bộ là hai loại hình đặc biệt quan trọng, tạo nên sức hút cho miền Trung đối với các nhà đầu tư.

Bên cạnh những sân bay kết nối đã được nâng cấp, mở rộng, như các sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, thì các sân bay khác cũng đang lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm vận chuyển của quốc gia, khu vực, như Phù Cát, Tuy Hòa, Đồng Hới…

Định hướng phát triển đô thị miền Trung trở thành mặt tiền mới của đất nước.

Định hướng phát triển đô thị miền Trung trở thành mặt tiền mới của đất nước.

Miền Trung những năm qua đã được đầu tư khá nhiều cho lĩnh vực đường bộ. Liên tiếp các dự án đưa vào khai thác đã kích thích kinh tế, kết nối liên hoàn và đảm bảo an toàn giao thông, như nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1. Đặc biệt, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 140 km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng 65 km đầu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phía Tây các địa phương này phát triển.

Tuyến ven biển đã thực sự gây ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư khi chính quyền các địa phương tham vọng xây dựng những đô thị ven biển dọc tuyến đường này. Trong đó, trong tuyến ven biển từ Đà Nẵng đi Hội An đã xuất hiện hàng chục dự án nghỉ dưỡng, đô thị nhà ở. Rồi từ Hội An, thông qua cầu Cửa Đại, Quảng Nam đã xây dựng chiến lược 6 nhóm động lực vùng Đông để phát triển những đô thị nghỉ dưỡng.

Chuyên gia kinh tế nhận định, xét về tổng thể, các địa phương miền Trung có nhiều nét tương đồng, nhưng nếu phân tích chi tiết, thì mỗi địa phương có một đặc thù riêng. Do đó, mỗi địa phương có góc nhìn về định hướng phát triển đô thị riêng cho mình, nhưng điểm chung nhất vẫn là hướng biển và lấy lợi thế du lịch làm tâm điểm phát triển.

Dưới góc nhìn quy hoạch, việc hình thành một chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung đòi hỏi phải có thời gian, nhưng ít nhiều, các địa phương đã tạo nên một định hướng cụ thể, qua đó phát huy hết tiềm năng lợi thế của từng địa phương trên cơ sở sự liên kết về quy hoạch, để giấc mơ về chuỗi đô thị ven biển sớm hình thành.

Trần Du Lịch trong một cuộc hội thảo về du lịch diễn ra tại TP. Quy Nhơn gần đây từng cho rằng, định hướng phát triển đô thị miền Trung trở thành mặt tiền mới của Việt Nam sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tưtrong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy sự kết nối giữa các địa phương.

“Dải đô thị ven biển miền Trung với cấu trúc chuỗi đô thị biển, có TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, tạo động lực cho Trung bộ, kết hợp với các đô thị lớn dọc biển hình thành trục liên kết Bắc - Nam, làm điểm tựa để vùng Tây Nguyên vươn ra biển”, TS. Trần Du Lịch nói.

Về du lịch, miền Trung đã hình thành các đô thị du lịch, bất động sản du lịch, nổi bật là Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, tương lai là khu vực Nam Hội An đến Tam Kỳ...

Dù vậy, điều kiện tiên quyết để phát triển được đô thị ven biển là phải hình thành đường ven biển chiến lược. Ở khu vực miền Trung, đường giao thông chiến lược không phải Quốc lộ 1, mà là đường ven biển. Đây sẽ là mặt tiền mới của Việt Nam nhìn ra biển, với các đô thị xung quanh.

Phát triển đô thị miền Trung - Cơ hội cho nhiều phân khúc bất động sản.

Phát triển đô thị miền Trung - Cơ hội cho nhiều phân khúc bất động sản.

Hiện tại, Đà Nẵng là đô thị kiểu mẫu, có vai trò dẫn dắt và đang tiếp tục được xây dựng thành đô thị thông minh. Sự hình thành và phát triển của TP. Đà Nẵng có thể gọi là một cuộc cách mạng, khi chỉ trong vòng 20 năm, TP. Đà Nẵng thay đổi hoàn toàn, tạo tác động lan tỏa mạnh tới toàn khu vực.

Dẫu vậy, để thực sự là trung tâm đô thị của miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng phải liên kết chặt chẽ với các đô thị liền kề, đó là TP. Hội An và Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), từ đó hình thành không gian đô thị chung. Một điều cần khẳng định và coi là định hướng quan trọng là, quỹ đất trong giai đoạn đô thị hóa là “con gà đẻ trứng vàng”, vì vậy, nếu có cơ chế huy động hợp lý, đất đai sẽ trở thành nguồn lực đưa ra lời giải cho bài toán hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị.

Bài liên quan

Ông Trần Ngọc Thái, Giám đốc khối Đầu tư và Phát triển quỹ đất của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung chia sẻ: “Để có thể đầu tư thành công một khu đô thị, đó phải là khu đô thị sinh thái mẫu mực, đạt tỷ lệ vàng trong quy hoạch. Quy mô và đẳng cấp của dự án có thể sánh ngang với các dự án nhà ở sinh thái tại nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Tại khu vực miền Trung, những dự án đáp ứng được tiêu chuẩn (quy hoạch đẳng cấp, không gian sống xanh, giá trị sử dụng), quy tụ được 3 yếu tố phát triển về du lịch, dịch vụ và thương mại đó sẽ minh chứng vì sao thị trường bất động sản luôn tăng nhiệt”.

“Những dự án mà Đất Xanh miền Trung đang triển khai đều quy tụ đủ các yếu tố này có thể nhắc tới như: Khu đô thị phức hợp quốc tế đầu tiên tại Quảng Bình; Khu đô thị quốc tế Regal Heritage Hội An (Quảng Nam); Dự án Regal Maison Phú Yên”, ông Thái nhấn mạnh.

Một hướng đi khác là hướng về vùng ven cũng đang được đẩy mạnh thực hiện. Chuỗi dự án khu độ thị vệ tinh tại một số địa phương như Quảng Nam với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới như Khu đô thị Bắc Hội An được hình thành theo diện tiêu chuẩn xây dựng khu đô thị kiểu mẫu “4 xanh” của tỉnh Quảng Nam. Ông Trần Thiên Châu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển đô thị Bắc Hội An, chia sẻ: “Dự án Khu đô thị Bắc Hội An là tâm huyết của chúng tôi, đề cao giá trị sống và sức khỏe cộng đồng, mong muốn mang lại cho cư dân không gian sống xanh, gần gũi thiên nhiên”.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:48

Trong khi các đô thị trọng điểm về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM vẫn khan hiếm dự án mới cũng là lúc nhà đầu tư tìm đến những nơi có nguồn cung dồi dào hơn đó là tại các tỉnh.

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nếu không có đủ nguồn cát san lấp thì các dự án trọng điểm sẽ khó hoàn thành vào năm 2025. Hiệp hội này đã có đề xuất lên Thủ tướng để giải quyết nguồn cung cát.

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.