Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 02/04/2017, 18:18 PM

Chuyện hàng tuần: Chứng nhận xanh làm khó doanh nghiệp

(NTD) - Dù ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch trên 7 tỷ USD, nhưng để đáp ứng những quy định chặt chẽ của một số thị trường khó tính như Âu, Mỹ, Nhật về các chất độc hại, doanh nghiệp Việt vẫn còn rất lúng túng, chưa biết bắt đầu từ đâu.

Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gỗ, nội thất, vật liệu xây dựng phải có chứng nhận xanh, phải bảo đảm tiêu chí về khí thải độc hại đối với các sản phẩm khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, chưa kịp chuẩn bị gì, chưa biết phải bắt đầu từ đâu và không biết làm như thế nào đối với yêu cầu này. Đơn cử như Công ty gỗ Tân Mai, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho các nhà sản xuất. Đại diện công ty băn khoăn, không biết công ty có phải đi làm chứng nhận xanh hay không, bởi vì Gỗ Tân Mai xử lý từ gỗ thiên nhiên, không trực tiếp thành phẩm nên không dùng các loại hóa chất như keo, dầu... gói chi phí tư vấn để được chứng nhận xanh là bao nhiêu.

Bà Phan Nguyễn Bảo Trân, đại diện CTCP Viet Thai, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạch không nung cũng cho biết, hiện công ty bà đang xuất khẩu sang Mỹ số lượng lớn gạch không nung, bây giờ kêu công ty bắt buộc có chứng nhận xanh, công ty cũng chưa biết phải làm sao, tiêu chí nào để đánh giá sản phẩm của công ty, thời gian ra chứng chỉ mất bao lâu, đơn vị nào đủ chức năng cấp chứng chỉ này và chi phí để có được một chứng nhận này khoảng bao nhiêu.

Tương tự, ông Hà Trọng Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu Mỹ nghệ Vinh Mỹ cũng băn khoăn, chi phí để có một chứng nhận xanh có quá cao hay không, dựa vào các tiêu chí nào để xác định sản phẩm được cấp chứng nhận xanh.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cho biết, trong sản phẩm gỗ, tác nhân ảnh hưởng chủ yếu là formaldehyde có trong keo UF và hàm lượng chì trong dầu màu trang sức bề mặt sản phẩm. Khi tiếp xúc với formaldehyde có thể gây dị ứng da, cay mắt, mũi và họng, tiếp xúc ở mức độ cao có thể gây ra một số loại ung thư. Các nhà nhập khẩu sẽ dựa vào những tiêu chí này để yêu cầu sản phẩm an toàn hơn từ nước nhập khẩu.

Do vậy, để sản phẩm đồ gỗ Việt Nam có thể xâm nhập vào các thị trường quốc tế khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, ngoài việc tuân thủ những quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn phải chú trọng tới vấn đề về nguồn gốc của gỗ, sử dụng gỗ hợp pháp, sử dụng hóa chất ít phát thải hoặc nằm trong giới hạn cho phép. Ngay tại thị trường Việt Nam, để có thể cạnh tranh, sản phẩm đồ gỗ nội thất và vật liệu xây dựng cũng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh xã hội và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến khía cạnh thân thiện với môi trường của sản phẩm.

Ông Huỳnh Văn Hạnh cho biết thêm, tại bang California, Sở Kiểm soát Tài nguyên không khí (CARB) đã đánh giá mức độ tiếp xúc với formaldehyde và đưa ra tiêu chuẩn formaldehyde thải ra từ sản phẩm gỗ tổng hợp đối với các nước nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Các giới hạn về phát thải formaldehyde do CARB đưa ra được tính bằng ppm (parts per million) là đơn vị đo mật độ tính bằng phần triệu.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3), cho biết, vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Để hỗ trợ việc kiểm tra, kiểm soát sản phẩm của doanh nghiệp trước khi xuất khẩu, Quatest 3 đã khai trương phòng thử nghiệm hàng tiêu dùng của tổ chức Underwriters Laboratory của Hoa Kỳ (UL) đặt tại Trung tâm Kỹ thuật 3, Khu Công nghiệp Cát Lái, Q.2. Hiện nay công trình đã cơ bản hoàn thiện và đủ điều kiện để đưa vào khai thác phục vụ các yêu cầu phát triển. Việc ký kết hợp tác phòng thử nghiệm đồ gỗ với tổ chức UL của Hoa Kỳ sẽ mở đầu cho hoạt động hợp tác nghiên cứu của tổ hợp văn phòng và các phòng thử nghiệm mới của Quatest, góp phần nâng cao năng lực kiểm định và đánh giá sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng các quy định về đặc tính kỹ thuật và an toàn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế phục vụ hàng hóa xuất khẩu cho các thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản.

 Hà Văn

 

_Bao NTD_So 318 _ IN_Page_03
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.