Dữ liệu cũ
Thứ ba, 16/10/2018, 12:02 PM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung: Ông Trump tìm kiếm liên minh để gây áp lực với Trung Quốc

(NTD) - Cố vấn kinh tế cấp cao Larry Kudlow của Nhà Trắng ngày 8/10 cho biết Mỹ đang tìm kiếm liên minh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới để chống lại các hoạt động mậu dịch “thiếu công bằng” của Trung Quốc. Ngày hôm sau, ông Trump lại tiếp tục bày tỏ khát vọng tương tự.

Vào giai đoạn 2 căng thẳng của chiến tranh mậu dịch, Tổng thống Trump muốn Trung Quốc phải “tự lùi bước trước” và ông đang dốc hết toàn lực trong cuộc chiến thương mại cân não với Trung Quốc. Ngày 8/10, khi gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị nói Mỹ nên ngừng lập tức các phát ngôn, hành động sai lầm nhằm vào Trung Quốc, và hai nước cần kiên trì đi theo con đường hợp tác cùng thắng, không nên lún sâu vào xung đột, đối đầu.

Tìm kiếm liên minh

Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế ở Washington, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow cho biết Mỹ đang tiến tới một liên minh thương mại sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Washington đang trao đổi lại với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản về vấn đề này. Washington vẫn duy trì các kênh liên lạc với Bắc Kinh, song hiện không có kế hoạch triển khai thêm các hoạt động ngoại giao con thoi giữa hai nước. Cũng theo Cố vấn Kudlow, gói 200 tỷ USD thuế Mỹ đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ được áp mức 25% vào đầu năm 2019, sẽ giúp Tổng thống Trump chiếm thế thượng phong. Nếu mức thuế này tiếp tục áp cho 507 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, ông Trump sẽ gia tăng áp lực đối với Trung Quốc, nhưng kinh tế thế giới cũng chịu sức ép không nhỏ.

Tháng trước, Mỹ, Nhật Bản và EU đã thông báo đang cùng nhau xem xét “các biện pháp có thể “chống lại những hoạt động công nghiệp bất bình đẳng liên quan nhiều tới Bắc Kinh, như dư thừa sản lượng, tấn công mạng và cưỡng ép chuyển giao công nghệ.

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung hiện rất căng thẳng khi 18/9, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Mậu dịch thế giới (WTO) liên quan đến việc Washington chính thức áp thuế 10% với các loại hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến việc Bắc Kinh cũng đáp trả với việc áp mức thuế tương ứng lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Sau gói 200 tỷ USD, ông Trump có thể sẽ áp dụng gói 507 tỷ USD đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, thống kê Mỹ cho thấy trong tháng 8/2018, thặng dư mậu dịch Mỹ - Trung là 38,6 tỷ USD, tăng 4,7%; đồng thời, để hạn chế bớt “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc đang giảm sút vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm 750 tỷ nhân dân tệ (khoảng 109 tỷ USD) vào để hồi phục nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn sụt giá.

Theo ông Kudlow, có khả năng Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina vào cuối tháng 11 tới.

0
Sản phẩm trái cây Mỹ được bày bán trong các siêu thị Bắc Kinh đang bị Trung Quốc áp mức thuế nhập khẩu 10% để trả đũa Mỹ. (Ảnh: AFP).
1
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow cho biết Mỹ đang tiến tới một liên minh thương mại sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.

 

Nhật kêu gọi Mỹ - Trung đối thoại giải quyết căng thẳng

Trong bối cảnh chưa ai chịu nhường ai trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung, ngày 9/10, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã kêu gọi sớm tìm ra giải pháp để hạ nhiệt, đồng thời cảnh báo về tổn thất đối với tăng trưởng toàn cầu.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các thường kỳ, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho rằng việc áp thuế ăn miếng trả miếng sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ nước nào. Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso cho rằng, trong khi tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu cần được điều chỉnh để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính khác, thì Mỹ - Trung cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, thay vì áp thuế trả đũa lẫn nhau.

Ông Aso phân tích: “Hai nền kinh tế lớn số 1 và 2 thế giới cần tiến hành đối thoại thích hợp. Sự sụt giảm khối lượng giao dịch đồng nghĩa với việc hai nền kinh tế này đang ‘co lại’, và tác động đối với các nước khác sẽ ngày càng lớn”.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko cũng cho rằng quyết định của Tổng thống Trump áp thuế mới đối với Trung Quốc là “vô cùng đáng tiếc”, bởi đây là quyết định có thể gây tổn hại nền kinh tế toàn cầu, và có thể gây ra tác động không lường trước với các nền kinh tế khác. Theo ông, chính phủ Nhật sẽ xem xét kỹ lưỡng mức độ tác động của chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung đối với các công ty của xứ sở Phù Tang.

AFP dẫn nguồn, mặc dù nhiều nhà hoạch định chính sách Nhật không xem bất đồng thương mại Mỹ - Trung là mối đe dọa trực tiếp đối với sự phục hồi kinh tế nước này, song vẫn lo ngại thiệt hại có thể nghiêm trọng nếu Tổng thống Trump quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu.

Để làm sáng tỏ một số vần đề, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Trump đã gặp nhau bên lề phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 25/9, hai bên nhất trí sẽ cùng “kề vai sát cánh” cả về vấn đề chính trị lẫn kinh tế, xã hội trong thời điểm nhạy cảm vào giai đoạn 2 của chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung.

Kim Thoa

_NTD_So166_In_Page_27
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.