Dữ liệu cũ
Thứ hai, 05/11/2018, 17:19 PM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung làm thay đổi bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới

(NTD) - Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung khiến các đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á xích lại gần hơn với Ấn Độ và buộc nhiều công ty Mỹ tính đến việc dời cơ sở sản xuất khỏi miền Nam của Trung Quốc. Cuộc chiến cũng làm Panama - quốc gia nhỏ ở vùng Trung Mỹ - bị kẹp giữa gọng kìm quyền lực của hai gã khổng lồ!

Đồng minh nào của Mỹ xích lại gần Ấn Độ?

Theo Termsak Chalermpalanupap - nhà nghiên cứu tại Viện Yusof Ishak (Singapore), việc đẩy mạnh thương mại trong châu Á là một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản, Hàn Quốc cùng Australia chú ý đến các quốc gia láng giềng, nổi bật nhất là Ấn Độ. Ông cho biết ba nước này không còn theo đuổi truyền thống cũ mà tìm đến nhân tố mới như Ấn Độ để làm đối tác kinh tế tiềm năng.

Tháng 7/2018, chính phủ Australia đã công bố “Chiến lược Kinh tế Ấn Độ” với kỳ vọng biến New Delhi thành một trong ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Canberra. Năm 2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề cập tới “Chính sách phương Nam” tập trung đầu tư vào mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và châu Á khác. Ông Moon khẳng định rằng Ấn Độ là “đối tác then chốt” trong chiến lược mới này.

Chuyến thăm Nhật Bản cuối tháng 10/2018 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mang lại các hợp đồng trị giá 75 tỷ USD về trao đổi tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn của châu Á. Hai bên cũng đạt được thỏa thuận về khoản vay 15 tỷ USD để xây dựng đường xe lửa cao tốc Mumbai-Ahmedabad đã khởi công vào năm ngoái. Ngoài hai hợp đồng “khủng” trên, Ấn Độ và Nhật Bản cũng ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, mạng internet vạn vật trong kỷ nguyên mới và các chương trình hợp tác về an ninh và quốc phòng…

0
Những container hàng từ Trung Quốc chất đầy trên tàu ở cảng Long Beach, California. (Frederic J. Brown/Getty).

70% các công ty Mỹ có ý định rời Trung Quốc

Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) ở Nam Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc khảo sát 219 doanh nghiệp, trong đó một phần ba là từ ngành sản xuất chế tạo. Kết quả cho thấy các công ty Mỹ đang gặp nhiều khó khăn hơn tại Trung Quốc so với các công ty từ các nước khác.

64% các công ty nói họ đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chỉ 1% nói họ có kế hoạch xây dựng cơ sở ở Bắc Mỹ. Báo cáo của Amcham viết: “Hơn 70% các công ty Mỹ đang cân nhắc trì hoãn hay hủy đầu tư ở Trung Quốc và chuyển một số hoặc tất cả cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc”.

Theo kết quả khảo sát, chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung đang dịch chuyển chuỗi cung ứng cũng như các cụm công nghiệp từ Trung Quốc chủ yếu là sang khu vực Đông Nam Á.

“Khách hàng gửi đơn đặt hàng chậm hơn trước hoặc thậm chí không còn đặt hàng nữa” - ông Harley Seyedin, Chủ tịch của Amcham Nam Trung Quốc nói với phóng viên Reuters. Kết quả khảo sát cho thấy các công ty trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ chịu thiệt nhiều nhất từ thuế quan Mỹ, trong lúc các doanh nghiệp có liên quan đến nông nghiệp chịu thiệt nhiều nhất từ thuế quan của Trung Quốc.

Gần 80% những công ty tham gia cuộc khảo sát xác nhận thuế quan đã gây thiệt hại cho kinh doanh của họ với thuế quan của Mỹ có tác động nhiều hơn một chút so với thuế quan Trung Quốc.

Một phần ba các công ty ước tính chiến tranh mậu dịch đã làm giảm doanh số của họ từ 1-50 triệu USD, trong khi 1 trong 10 công ty sản xuất bị thiệt hại lớn tới 250 triệu USD trở lên.

1
Phó Tổng thống Panama Isabel Saint Malo de Alvarado. (Ảnh: AFP).

Panama buộc phải “cựa quậy để sinh tồn”!

Panama là quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung, và buộc phải tìm hướng đi mới khéo léo hơn để dung hòa giữa hai “ông lớn”. Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm nước này vào tuần trước, ông nói hoạt động của các công ty Trung Quốc không đem lại nhiều lợi ích cho người dân Panama. Trong cái thế phải cựa quậy để sinh tồn, Phó Tổng thống Isabel Cecilia de Saint Malo de Alvarado tuyên bố Panama chào đón đầu tư trực tiếp từ cả Mỹ lẫn nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc. Nước này sẽ “cẩn trọng” khi cho các công ty mới vào và khi lựa chọn nhà thầu mới.

Thế cuộc thay đổi…

Ông Dhruva Jaishankar tại Viện Nghiên cứu Brookings ở Ấn Độ cho rằng việc Trung Quốc sử dụng kinh tế phục vụ cho mục đích chính trị là một nhân tố khiến các quốc gia châu Á hướng tới Ấn Độ, còn Panama thì “về truyền thống họ vẫn chịu lệ thuộc kinh tế của Mỹ’.

Cả Washington lẫn Bắc Kinh dường như đều chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Giới chức Mỹ nói Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina trong tháng 11/2018. Nếu cả hai nhà lãnh đạo không đạt được các thỏa thuận mà cả hai bên mong muốn, ông Trump sẽ áp dụng đợt thuế mới đối với các mặt hàng còn lại của Trung Quốc trong tháng 12.

Bàn cờ kinh tế và chính trị thế giới sẽ tiếp tục thay đổi…

Kim Thoa

_NTD_So169_Duyet_Page_33
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.