Dữ liệu cũ
Thứ ba, 26/06/2018, 14:03 PM

Cần tăng cường bón phân cho lúa sau khi trị bệnh VL-LXL

(NTD) - Vừa qua, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá phá hoại lúa ở ĐBSCL mà nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và một số tỉnh khác. Bà con đã áp dụng nhiều biện pháp và việc phòng trừ rất có hiệu quả, trừ một số ít ruộng bị nặng phải phá bỏ để gieo sạ lại.

Phần lớn cây lúa ở các vùng đã được cứu khỏi rầy nhưng lúa đang yếu sức và nếu bà con muốn cây lúa phục hồi tốt thì nhất thiết phải chăm sóc. Một số bà con lo ngại nếu bón phân đạm sẽ làm lúa bệnh nặng thêm hay côn trùng quay lại phá hoại nhiều hơn. Điều này cũng có phần đúng, nhưng bà con cũng cần hiểu rằng khi cây lúa bị yếu sức thì khả năng chống đỡ với bệnh tật sẽ kém. Ruộng lúa nếu quá tốt hay quá xấu đều không tốt, do đó bón phân theo liều lượng hợp lý giúp cây có sức để phát triển là điều rất cần thiết mà bà con cần lưu ý.

Trong vụ hè - thu nếu bà con dùng phân đơn thì được khuyến cáo liều bón dao động từ 80-90 kg N nguyên chất/ha tương đương với 170-195 kg phân urea/ha, với điều kiện là bà con không bón thêm bất kỳ loại phân DAP hay phân NPK nào khác. Nếu bà con dùng DAP hoặc NPK thì trừ bớt đạm có trong DAP và NPK để lúa không bị thừa đạm. Trường hợp bà con sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa thì bón theo khuyến cáo vì nhà sản xuất đã cân đối đủ lượng đạm, lân, kali theo nhu cầu của cây lúa trong từng thời vụ.

dam xanh
Những ruộng lúa bị vàng nhiều và cây yếu bà con nên sử dụng thêm phân bón lá Đầu Trâu 701 phun 1-2 lần cho bộ lá phục hồi để quang hợp tốt.

Trong thực tế hiện tại khi lúa cần phục hồi sau khi hết bệnh bà con nên sử dụng loại phân có chứa cả N, P, K nhưng tỷ lệ N cao hơn P để bón. Các hàm lượng này đầy đủ chất để giúp cây lúa khỏe, màu lá không xanh đậm, mỗi công 1.000m2 chỉ cần bón thêm khoảng 5-6 kg là vừa. Những ruộng lúa bị vàng nhiều và cây yếu bà con nên sử dụng thêm phân bón lá Đầu Trâu 701 phun 1-2 lần cho bộ lá phục hồi để quang hợp tốt. Khi bà con bón N (đạm) có trong NPK thì sẽ không bị hiện tượng thừa đạm nên cây lúa sẽ khỏe mạnh nhanh hơn. Khi lúa đón đòng thì bón loại NPK có tỷ lệ kali cao hơn lân và đạm, kali cao làm cho lúa cứng cây và tăng khả năng đậu bông.

Với các vùng đang bị rầy nâu, rầy lưng trắng thì bà con áp dụng các phương pháp trừ rầy như quy trình đã được khuyến cáo, những đồng ruộng bị chuột thì bà con phải sử dụng biện pháp tổng hợp bao gồm thuốc, đặt bẫy và đào hang để bắt. Ruộng bị ốc bươu vàng, bà con nên đào rảnh quanh ruộng cho ốc tập trung xuống tìm nước rồi dùng thuốc để trị. Nếu bà con dùng thuốc để rải cả ruộng thì vừa tốn kém mà hiệu quả không cao. Bà con có thể cắm cọc cao dọc bờ, dọc mép mương để ốc leo lên đẻ trứng rồi thu ổ trứng sẽ có hiệu quả cao mà không ô nhiễm môi trường.

Lê Quốc Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.