Thứ tư, 03/03/2021, 15:06 PM

Cá tầm nội địa cạnh tranh khó với cá tầm Trung Quốc

(CL&CS) - Trong vòng vài năm trở lại đây, lượng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều với mức giá khá rẻ khiến người nuôi cá tầm trong nước chịu cạnh tranh khốc liệt.

Cá tầm các tỉnh vùng cao Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với cá tầm Trung Quốc nhập khẩu. Ảnh: Minh họa

Cá tầm các tỉnh vùng cao Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với cá tầm Trung Quốc nhập khẩu. Ảnh: Minh họa

Sản lượng cá tầm năm 2020 của cả nước đạt trên 3.700 tấn, chiếm hơn 11,5% tổng sản lượng cá tầm toàn thế giới, giá trị kinh tế đạt trên 500 tỷ đồng, tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007-2020 đạt trung bình 68,75%/năm, không những góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tính đến nay, mô hình nuôi cá tầm đã có mặt tại hơn 25 tỉnh thành trên cả nước với sự đóng góp của hơn 300 công ty, hợp tác xã, hộ nuôi trồng. Tuy nhiên, những thành tựu, tiềm năng phát triển của cá tầm Việt Nam đang bị những lỗ hổng trong việc nhập khẩu, nhập lậu cá tầm Trung Quốc đe dọa và đứng trước nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi và kinh doanh cá tầm trong nước. 

Từ 2 năm nay, lượng cá tầm Trung Quốc ngày càng ồ ạt nhập vào Việt Nam với giá rẻ hơn cá nội địa khoảng vài chục ngàn đồng/kg. Cụ thể, cá tầm Việt Nam xuất tại trang trại với giá 160.000 đồng/kg thì cá tầm Trung Quốc nhập khẩu luôn bán ở thị Việt Nam chỉ từ 130.000- 140.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân cho biết khi hạ giá cá nội địa xuống để cạnh tranh với cá nhập thì cá tầm Trung Quốc lại tiếp tục hạ giá xuống. Như vậy dù chấp nhận lỗ thì các hộ dân nuôi cá tầm trong nước vẫn rất khó cạnh tranh.

Theo thống kê, cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu qua đường chính ngạch và nhập lậu một cách ồ ạt với số lượng lớn dùng làm thực phẩm, số lượng năm 2018 là 1.164 tấn, 2019 là 1.849 tấn, tạm tính 2020 là trên 1.000 tấn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng cá nước lạnh được phép nuôi tại Việt Nam từ những năm 2005 gồm: cá tầm Xibêri (Acipenser baerii), cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis), cá tầm lai (giữa 2 loài Acipenser ruthenus và Huso huso).

Với tình trạng này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công an, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu phản ánh của báo chí nêu trên để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc vượt thẩm quyền.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".

Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S'body Green quảng cáo sai phép

Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S'body Green quảng cáo sai phép

sự kiện🞄Thứ tư, 10/04/2024, 09:08

(CL&CS) - Cơ quan chức năng phát hiện trên một số website đang quảng cáo các sản phẩm Vạn Xuân Tố Nữ Plus, Sâm Plus S’body Green như thuốc chữa bệnh, gây nhầm lẫn về công dụng…