Thứ tư, 03/08/2022, 13:49 PM

Ca bệnh cúm A gia tăng, thuốc Tamiflu “loạn giá”

(CL&CS) - Hiện nay, số mắc cúm A tăng nhanh với một số ca biến chứng nặng khiến người dân lo lắng. Nhu cầu của người dân tăng đột biến, giá thuốc Tamiflu tại Hà Nội vì thế cũng gia tăng.

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hà Nội, đến tháng 7-2022 đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc cúm. Tuy nhiên, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá chủ yếu người dân mắc cúm thông thường, không có độc lực mạnh.

“Loạn giá" thuốc Tamiflu

Thời gian gần đây, cúm A bùng phát bất thường tại Hà Nội khiến nhu cầu sử dụng thuốc cúm Tamiflu của người dân cũng tăng cao. Trước tình trạng này, thuốc Tamiflu bị đẩy giá, thậm chí có những nơi không có hàng để bán.

Tại trang web Tra cứu giá thuốc của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thuốc Tamiflu viên nang cứng 75mg, hộp 1 vỉ gồm 10 viên được quy định giá 44.877 đồng/viên, tương đương gần 450.000 đồng/hộp.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, một nhà thuốc gần bệnh viện Đại học Y lại bán thuốc Tamiflu với giá 80.000 đồng/viên, cao hơn nhiều so với giá được niêm yết tại website Tra cứu giá thuốc của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. "Giá thuốc Tamiflu là 80.000 đồng/viên và chỉ bán khi có đơn thuốc của bác sĩ. Thời gian gần đây có nhiều người đến đây hỏi mua Tamiflu để điều trị cúm nên nếu thật sự cần thì cửa hàng sẽ ưu tiên bán, nếu không mua luôn có thể sẽ không còn thuốc", nhân viên bán thuốc nói.

Tại các cửa hàng thuốc, Tamiflu chênh giá lên 40% so với giá niêm yết,

Tại các cửa hàng thuốc, Tamiflu chênh giá lên 40% so với giá niêm yết,

Tìm đến một nhà thuốc khác tại khu vực Cầu Giấy, người bán thuốc tại đây cho biết mọi năm dịch cúm A thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc này các cửa hàng mới nhập hàng về nhiều. Năm nay, cúm A diễn biến bất thường khi số ca mắc tăng vào mùa hè nên nhiều cửa hàng không có thuốc để bán.

Người bán Thuốc cho biết: "Thuốc Tamiflu đang hết hàng, trong chiều nay hoặc ngày mai sẽ về nhưng giá đang rất cao, dao động từ 70.000 đồng - 80.000 đồng/1 viên. Bình thường mỗi viên có giá 50.000 đồng, nhưng nay nhập vào giá cao hơn nên bán ra cũng cao hơn".

Khi chúng tôi thắc mắc vi sao thuốc Tamiflu lại khan hiến thì người bán thuốc cho hay: "Do đợt này dịch cúm A tăng nhanh, các nhà buôn đã gom hết hàng để đẩy giá lên cao nên giá thuốc Tamiflu luôn biến động theo từng ngày dẫn đến tình trạng khan hiếm".

Trước đó, vào cuối tháng 6, anh Hiếu (Hà Đông, Hà Nội) mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm A với giá 500.000/đồng 1 vỉ. Chỉ sau đó nửa tháng, khi vợ anh cũng mắc cúm A, giá loại thuốc này đã leo lên 700-800.000/đồng 1 vỉ.

Theo lời anh Hiếu, chỉ trong vòng nửa tháng, thuốc Tamiflu đã tăng lên 40%. Trong khi đó các cửa hàng thuốc luôn trong tình trạng hết hàng. Vì vậy, lần này anh Hiếu mua luôn 3 vỉ Tamiflu vừa để điều trị cho vợ, vừa để dự phòng.

Tại nhiều cửa hàng, thuốc Tamiflu bị đẩy giá, thậm chí có những nơi không có hàng để bán.

Tại nhiều cửa hàng, thuốc Tamiflu bị đẩy giá, thậm chí có những nơi không có hàng để bán.

Cũng lùng mua Tamiflu, anh Tiến (Cầu Giấy, Hà Nội) có triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu, đau người. Anh Tiến cho rằng mình mắc cúm và mua thuốc Tamiflu (thuốc chuyên điều trị cúm A) với giá 800.000 đồng/hộp/10 viên. Anh Tiến cho biết: "Trước đó, năm ngoái anh có mua thuốc với giá hơn 500.000 đồng/hộp".

Vẫn nhấn mạnh lại rằng, đối với thuốc Tamiflu, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) công khai giá trên website: Tamiflu viên nang cứng (75mg), hộp 1 vỉ gồm 10 viên được quy định giá 44.877 đồng/viên, tương đương gần 450.000 đồng/hộp. Thế nhưng không biết vì lý do gì mà giá thuốc Tamiflu lại "loạn giá" và khan hiếm như vậy.

 Tamiflu “tràn lan” trên mạng xã hội

Không chỉ giá ở các nhà thuốc, hiệu thuốc tư nhân tăng mà trên mạng xã hội, giá cả cũng “nhảy múa” với những lời quảng cáo có cánh là hàng ngoại nhập, hàng xách tay ...

Nhiều người bán còn tuyên truyền cách chữa kèm theo mà không hề có trình độ, chuyên môn về Y tế.

Thuốc Tamiflu được bày bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Thuốc Tamiflu được bày bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Theo một Nickname Huyen Anh quảng cáo những lời có cánh:" Tamiflu chỉ dùng tốt nhất trong vòng 42h đầu sau khi cúm. Cúm A đang bùng phát trái mùa, hãy dự trữ Tamiflu  để phòng khi cần thiết"

Khi hỏi mua loại thuốc này tại Facebook có tên Tea Mie, người này trả lời Tamiflu có giá 850.000 đồng/hộp. Nhưng, khi hỏi nguồn gốc thì người người này khẳng định yên tâm là hàng ngoại nhập, chuẩn 100%.

Ngoài ra, trên các sàn thương mại điện tử, giá thuốc Tamiflu được rao bán rẻ hơn các nhà thuốc từ vài chục đến vài trăm nghìn và chủ yếu là hàng xách tay từ Nga.

Thuốc Tamiflu bán trên sàn thương mại điện tử.

Thuốc Tamiflu bán trên sàn thương mại điện tử.

Việc tích người dân mua quá nhiều thuốc Tamiflu sẽ vô tình đẩy giá lên cao, giúp người bán trục lợi. Bài học từ kit test và thuốc điều trị COVID-19 vẫn còn nguyên giá trị.

Chuyên gia khuyến cáo trước tình trạng đổ xô mua thuốc Tamiflu

Thực tế, không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu. Theo khuyến cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), trong điều trị cúm A, B, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm.

Thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc. Nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn, có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.

Các chuyên gia nhận định, những trường hợp mắc cúm nếu nhẹ thì không cần thiết phải uống thuốc này mà bệnh sẽ tự khỏi. Hơn thế, việc dùng thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân cúm chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng. Đặc biệt quan trọng là tiêm vaccine cúm hằng năm để tăng cường khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có nhiễm bệnh. Ngoài ra, gia đình cần theo dõi trẻ, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay (khó thở - thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều...).

Theo Cục Y tế dự phòng, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

Theo đó, người dân nên phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và tiêm phòng vắc xin hằng năm. Đối với những người có bệnh lý nền cần theo dõi, đến thăm khám ở cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Xử lý nghiêm đẩy giá thuốc điều trị cúm

Ngày 28-7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa. Theo đó, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, số ca cúm mùa có xu hướng gia tăng, trong đó tỉ lệ ca mắc cúm A qua thống kê của các bệnh viện tăng cao so với các năm trước.

Để bảo đảm việc cung ứng thuốc điều trị cúm và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành phố; các bệnh viện/viện trực thuộc Bộ; các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đảm bảo cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở Y tế chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại đã công bố), không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị cúm theo đúng quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm, đặc biệt các thuốc điều trị cúm A và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Quỳnh Anh

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế số

Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế số

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:36

(CL&CS) - Ngày 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:47

(CL&CS) - Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai thảo luận về cách tiếp cận toàn diện của ASEAN trong bảo đảm an ninh khu vực, thông qua xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường, trao đổi, đề xuất những hướng đi giúp ASEAN đóng góp hiệu quả hơn vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu, khẳng định vai trò và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh khu vực và toàn cầu.