Bí ẩn đại gia BĐS BEDA T&C tăng vốn từ 200 triệu lên 400 tỷ, góp gần 2.300 tỷ để hợp tác đầu tư với FLC

(CL&CS)-Công ty cổ phần BEDA T&C có vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, BEDA T&C đã góp gần 2.278 tỷ đồng để hợp tác đầu tư với Tập đoàn FLC.

Hợp tác giữa FLC và BEDA T&C

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn FLC cho thấy doanh nghiệp này đã nhận hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần BEDA T&C, số dư tại ngày 30/6 là gần 2.278 tỷ đồng trong khi số dư đầu năm nay bằng 0.

Đáng chú ý, BEDA T&C cũng chính là đơn vị phát triển dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch Đông, tại thành phố Bạc Liêu. Dự án được khởi công vào tháng 6 năm nay, do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.169 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất hơn 38,6 ha, quy mô dân số khoảng 4.500 người, dự kiến hoàn thành vào quý III/2024.

Theo tìm hiểu, BEDA T&C được thành lập từ tháng 3/2018, trụ sở ban đầu tại phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 200 triệu đồng, ngành nghề kinh doanh chính là hoàn thiện công trình xây dựng.

BEDA T&C cũng chính là đơn vị phát triển dự án do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư tại Bạc Liêu.

Cổ đông góp vốn ban đầu gồm 3 người là bà Đỗ Thị Loan, ông Nguyễn Trọng Bình, và bà Nguyễn Phương Anh, tất cả đều thường trú ở Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc Nguyễn Trọng Bình, sinh năm 1970.

Ngày 6/12/2019, bà Hoàng Thị Thu Trang, sinh năm 1988, làm Tổng Giám đốc và Người đại diện theo pháp luật của BEDA T&C thay cho ông Bình.

Ngày 15/12/2020, BEDA T&C tăng vốn gấp 2.000 lần, từ 200 triệu lên thành 400 tỷ đồng.  Đến 27/5/2020, công ty chuyển trụ sở về tòa nhà số 108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Được biết, BEDA T&C có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp thuộc Alphanam. Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, Công ty cổ phần Alphanam E&C (Mã: AME) có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng trị giá gần 62 tỷ đồng từ BEDA T&C.

Tại ngày cuối năm 2020, CTCP Đầu tư Alphanam có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng trị giá gần 43 tỷ đồng từ BEDA T&C, đồng thời có khoản phải thu dài hạn của khách hàng trị giá 1,9 tỷ đồng từ cá nhân bà Hoàng Thị Thu Trang.

Mới đây, trong quý II/2022, Alphanam E&C cũng chuyển trụ sở về số 108 đường Nguyễn Trãi – cùng tòa nhà với BEDA T&C. Địa chỉ cũ của Alphanam E&C (số 47 phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân) cũng là trụ sở chính của Tập đoàn Alphanam.

Khoản nợ hơn 3.800 tỷ của FLC, thành viên HĐQT mới cho vay tín chấp 870 tỷ

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn FLC cho thấy số tiền trả nợ gốc vay trong 6 tháng đầu năm nay là 3.814 tỷ đồng, cao gấp hơn hai lần con số 1.801 tỷ cùng kỳ 2021. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính khoảng 15 tỷ đồng. Số tiền FLC nhận về từ đi vay là 2.751 tỷ.

Do số tiền thu về ít hơn số tiền đã chi ra nên dòng tiền hoạt động tài chính âm 1.078 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, trái ngược với con số dương 1.489 tỷ của nửa đầu năm ngoái.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thay đổi lớn, từ dương 94 tỷ đồng thành dương 3.204 tỷ đồng bất chấp việc FLC chuyển từ có lãi 96 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm ngoái thành lỗ 1.100 tỷ trong 6 tháng đầu 2022.

Nguyên nhân dòng tiền kinh doanh chuyển biến tích cực chủ yếu là do FLC tăng các khoản phải trả thêm hơn 4.500 tỷ đồng.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 2.000 tỷ do FLC chi mua sắm tài sản cố định (1.265 tỷ) và cho vay các đơn vị khác (1.487 tỷ), đồng thời thu về 756 tỷ đồng từ hoạt động cho vay và cổ tức của đơn vị khác.

Lưu chuyển tiền thuần trong 6 tháng qua là dương 123 tỷ đồng, nâng số dư tiền và tương đương tiền tại ngày 30/6/2022 lên 299 tỷ.

 

Ông Lê Thái Sâm sinh năm 1964, quê ở Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân TP Hồ Chí Minh năm 1986 và từng giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (Mã: DIC), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sắt thép Cửu Long. Đầu tháng 7 vừa qua, ông Sâm được bầu vào HĐQT của Tập đoàn FLC.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:31

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản đó là thu nhập của người dân vẫn không “đuổi kịp” giá nhà. Trong khi ai cũng có tâm lý chờ giá giảm rồi mới mua nhưng trong suốt thời gian qua “càng chờ giá lại càng tăng cao”. Và cứ như thế khi tiền để dành mua nhà thì khi đó giá nhà đã ở mức cao ngất ngưởng rồi.