“Ẩn số” mang tên ông Phan Huy Khang tại Sacombank

(NTD) - Chỉ sau 1 tuần khi việc chuyển giao quyền thực trong HĐQT Sacombank diễn ra, thị trường tiếp tục đón nhận thông tin thay Tổng giám đốc tại ngân hàng này, khi ấy người được bổ nhiệm là ông Phan Huy Khang.

“Ẩn số” Phan Huy Khang

Còn nhớ, chưa đầy 1 tuần sau khi chứng kiến việc chuyển giao quyền lực trong HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngày 1/6/2012 thị trường tiếp tục đón nhận thông tin thay Tổng giám đốc và Kế toán trưởng tại ngân hàng này.

Khi ấy, người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (TGĐ) Sacombank chính là ông Phan Huy Khang,  ông Khang lúc này đang là Phó TGĐ của SacomBank. Đến ngày 3/7/2012, ông Khang chính thức giữ chức TGĐ và là người đại diện pháp luật của Sacombank theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Phan-Huy-Khang
“Ẩn số” mang tên ông Phan Huy Khang tại Sacombank. Ảnh: Thế giới truyền hình

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phiên họp thường niên 2011, ông Khang được bầu bổ sung làm thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2011-2015. Được biết, ông có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều đáng chú ý, ông đã từng gắn bó với Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) 18 năm sau khi nhận nhiệm vụ tới tại Sacombank.

Nếu xét về thâm niên làm việc tại SouthernBank thì ông Phân Huy Khang là người có thâm niên hơn ông Trầm Bê tại ngân hàng này. Vào năm 2005, ông Trầm Bê mới bắt đầu giữ chức TV HĐQT tại SouthernBank và đến 2009, ông chính thức giữ chức Phó chủ tịch HĐQT SouthernBank. Nhưng ông Phan Huy Khang bắt đầu làm tại ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2010-2012 ông Khang đảm nhiệm chức vụ TGĐ kiêm bí thư đảng bộ tại SouthernBank.

Như vậy, trong quá trình SouthernBank rơi vào bết bát đều có sự đồng hành của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang trước khi về Sacombank. Biết rằng, trong năm 2014, SouthernBank lãi vỏn vẹn 17 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng; nợ xấu chiếm gần 6% trong tổng số hơn 43.000 tỷ đồng dư nợ. Lợi nhuận thấp nên sau khi trích lập các quỹ còn lại 1,2 tỷ đồng nên SouthernBank không thể chia cổ tức.

Có thể thấy rằng, từ những lãnh đạo một ngân hàng thường thường bậc trung ở khu vực phía Nam - Southern Bank, ông Trầm Bê đã trở thành ông chủ của một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Và ông Phan Huy Khang lại trở thành người đại diện pháp luật cho một ngân hàng có tầm cỡ là Sacombank.

Không chỉ có thế, sau khi sau khi sáp nhập Southern Bank vào, nhóm cổ đông do đại gia Trầm Bê đứng đầu nắm chắc vị trí cổ đông lớn tại ngân hàng sau sáp nhập. Như đã biết, vào Đại hội cổ đông tháng 5/2012 của Sacombank, một cuộc cuộc thay máu gần như hoàn toàn bộ máy HĐQT của ngân hàng này với gần nửa thành viên đến từ SouthernBank. Cụ thể, các thành viên HĐQT gồm ông Trầm Bê, ông Phạm Hữu Phú, ông Trần Xuân Huy, ông Trầm Khải Hòa, ông Phan Huy Khang, bà Dương Quỳnh Như và ông Nguyễn Miên Tuấn. Trong đó, ông Trầm Bê, ông Trầm Khải Hòa, ông Phan Huy Khang và bà Dương Quỳnh Như đều đến từ SouthernBank.

Cuộc chia tay êm đềm của ông Trầm Bê

Có thể nói rằng, sau tất cả những gì ông Trầm Bê đã “thầm lặng” làm cho SouthernBank và Sacombank thì cuộc chia tay với Sacombank của ông là quá “êm đềm”. Từ một người nổi danh trong việc thâu tóm Sacombank đình đám và trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank nhưng lại quyết định không tham gia vào việc quản trị doanh nghiệp đã khiến nhá nhiều người bất ngờ nhưng lại cảm thấy có đôi chút thoải mái.

Mặc dù, thông tin rời Sacombank của ông kéo dài đến 2 năm mới của quyết định chính thức từ phía NHNN nhưng đây là một tin vui cho các cổ đông cũng như khách hàng của Sacombank. Theo NHNN, Việc chấm dứt vai trò quản trị điều hành đối với Ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa tại Sacombank nằm trong lộ trình và các giải pháp thực hiện Phương án tái cơ cấu Ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận gắn với Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015, Phương án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Qua đó, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo Sacombank khẩn trương tổ chức ĐHĐCĐ trong tháng 4/2017 để kiện toàn bộ máy quản trị, điều hành, thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, tiếp tục triển khai các giải pháp tái cơ cấu, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, ổn định tình hình tổ chức và phát triển hoạt động Sacombank, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

 Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

PV GAS LPG phát hành 3,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:15

(CL&CS) - PV GAS LPG là đơn vị duy nhất thuộc Petrovietnam và PV GAS được phép sản xuất và kinh doanh bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

DKRA: Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng “đóng băng”

DKRA: Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng “đóng băng”

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 13:10

Trong báo cáo thị trường quý I, đơn vị nghiên cứu DKRA đánh giá phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và vùng ven gần như "đóng băng" cả nguồn cung và thanh khoản.

Đâu là động lực để thị trường bất động sản có thể “thăng hoa” trong năm 2024?

Đâu là động lực để thị trường bất động sản có thể “thăng hoa” trong năm 2024?

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 13:10

Sau quý 1 tương đối khởi sắc thì nhiều chuyên gia đánh giá năm 2024 thị trường bất động sản sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn nữa nhờ vào các động lực chính như vĩ mô, cải thiện nguồn vốn bất động sản, nền tảng chính sách, tâm lý thị trường cũng như những động lực từ cơ sở hạ tầng….