Vườn quốc gia Tràm Chim cháy lớn với những cột khói cao hàng trăm mét, lực lượng cứu hoả được huy động khẩn cấp

Chính quyền địa phương cũng đã sẵn sàng phương án di dời người dân trong trường hợp cần thiết.

Theo thông tin từ VnExpress, vào trưa hôm nay (11/6), một vụ cháy lớn bùng phát tại khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim với cột khói cao hàng trăm mét, cách tỉnh lộ 843 khoảng 300m. 

Tại hiện trường, khói mù mịt tràn ra đường kèm theo bụi than che khuất tầm nhìn trên tỉnh lộ, nhiều ô tô phải dừng lại.

Vụ cháy làm chê khuất tầm nhìn trên đường tỉnh lộ, buộc nhiều phương tiện đang lưu thông phải dừng lại hoặc di chuyển chậm.

Một vụ cháy lớn bùng phát tại khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim với cột khói cao hàng trăm mét (Ảnh: VnExpress)

Bí thư xã Phú Đức, huyện Tam Nông, ông Phạm Văn Tím cho biết khoảng 200 người dân địa phương đang phối hợp cùng lực lượng chữa cháy, cố gắng khoanh vùng đám cháy, ngăn lửa lan rộng nhằm bảo vệ vườn quốc gia.

Chính quyền địa phương cũng đã sẵn sàng phương án di dời người dân trong trường hợp cần thiết (Ảnh: VnExpress)

Chính quyền địa phương cũng đã sẵn sàng phương án di dời người dân trong trường hợp cần thiết. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Người dân địa phương đang phối hợp cũng lực lượng chức năng để kiểm soát đám cháy (Ảnh: VnExpress)

Nguyên nhân và những thiệt hại của vụ cháy sẽ được chúng tôi cập nhật sau.

Vườn quốc gia Tràm Chim từng ghi nhận nhiều vụ cháy lớn (Ảnh: Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh)

Vào tháng 4 năm ngoái, Vườn quốc gia Tràm Chim cũng từng ghi nhận cháy lớn. Vào thời điểm đó, do thời tiết nắng nóng cùng với lớp thực vì dày, dễ bắt lửa nên đám cháy nhanh chóng lan rộng. Tổng diện tích đám cháy là 7,12ha, trong đó có 4,26ha đồng cỏ; 0,57ha  tràm lớn, tràm trồng năm 2017 là 2,29ha. Nguyên nhân gây ra vụ cháy này là do người dân xâm nhập trái phép, bất cẩn trong dùng lửa. 

Vườn quốc gia Tràm Chim, tọa lạc tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp, là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim đã được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 trên thế giới và thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây được ví như viên ngọc quý của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là mái nhà chung cho nhiều loài động thực vật đặc trưng. 

TIN LIÊN QUAN