Tục cúng Táo quân chầu trời của người miền Trung

(NTD) - Việc cúng ông Công ông Táo về trời ở mỗi gia đình khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng và chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

Hàng năm lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Mỗi gia chủ đều phải dọn dẹp và lau chùi bàn thờ sạch sẽ, thay Táo cũ bằng Táo mới, sau đó mới tiến hành nghi lễ thờ cúng.

Trầu cau và bông hoa là vật lễ quan trọng trong cúng và rước ông Táo.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần thể hiện sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

Nồi đất, hình tượng 3 ông Táo, đường bát vàng... được người dân bán rất nhiều trong chợ trước ngày cúng ông táo
Đồ vàng mã cúng ông Táo năm nay cũng làm rất tỉ mỉ, đẹp mắt và lạ hơn mọi năm

Lễ cúng Táo quân bao gồm bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả, tiền vàng, 3 cục đường bát và 3 cái bánh tráng. Khoảng thời gian tốt nhất từ 9h đến 12h, theo dân gian đây là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. 

Trong tín ngưỡng và văn hóa dân gian của người Việt, ông Công ông Táo được coi là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình, giữ cho bếp lửa luôn ấm cúng, nhà cửa êm đẹp, gia đạo thuận hòa và sung túc. Chính vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu an lành, phúc lạc và giữ bình yên cho gia đình gia chủ trong năm mới.

Tin, ảnh: Thế Sơn - Như Quỳnh

Nên đọc