Bất động sản dọc tuyến Metro nhìn từ thế giới - một xu hướng tất yếu
Ra đời tại London vào năm 1863, hệ thống tàu điện - metro đã phát triển và trở thành một phương tiện giao thông không thể thiếu trên thế giới. Qua gần 160 năm, trên tuyến hành trình đầu tiên kéo dài 6km từ Paddington đến Farringdon, hệ thống tàu điện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo nghiên cứu của Savills, sự xuất hiện của loại hình giao thông này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của khu vực xung quanh, góp phần đưa các thành phố có tuyến Metro trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu. Từ năm 1980, tại các nước châu Âu như Anh, Phần Lan, Áo, Pháp… làn sóng tăng giá của các dự án có tuyến metro đã thay đổi bức tranh thị trường bất động sản.
Theo đó, tuyến metro Helsinki (Phần Lan) hoạt động từ năm 1982, có chiều dài 21,2km đã khiến giá căn hộ gần nhà ga tàu điện ngầm tăng 7,5%, và bất động sản cách nhà ga 500 - 750m, có nơi tăng đến 11%. Tại Pháp, giá bán bất động sản tại các dự án bên tuyến đường sắt Nantes cũng tăng lên từ 13 – 25% nhờ tập trung nhiều văn phòng, trung tâm thương mại lớn.
Ở Châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đánh giá được tầm quan trọng của hệ thống tàu điện ngầm và phát triển thành công vào năm 1920. Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia phát triển thần kỳ và khẳng định sức hút với kỉ lục với 2,5 tỉ chuyến một năm. Tại Đông Nam Á, các tuyến metro khi đi vào hoạt động đã đẩy nhu cầu bất động sản dọc các tuyến giao thông này lên cao ở mức 6,5 – 20,55% như tại Bangkok (Thái Lan) và giá trị bất động sản quanh khu vực này có mức chênh lệch lớn từ 70 – 380 USD/m2 như tại Manila (Philippines).
Không nằm ngoài làn sóng này, năm 2010 Việt Nam đã quy hoạch và xây dựng tuyến Metro tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của các chuyên gia, các tuyến Metro tại Việt Nam sẽ mang lại ưu thế cạnh tranh đặc biệt, là mắt xích quan trọng kết nối với các khu đô thị, là điểm cộng thu hút cộng đồng người nước ngoài hấp dẫn, kích thích tiềm năng gia tăng giá trị cho các dự án bất động sản xung quanh.
Liền kề tuyến Metro: Nhổn - Ga Hà Nội - Mipec Rubik360 thụ hưởng lợi ích “vàng”
Sau mở rộng địa giới hành chính năm 2008, dân số Hà Nội đã tăng đến hơn 7,6 triệu người và dự kiến lên tới 9 triệu người vào năm 2030. Tốc độ phát triển dân số tại các đô thị được các chuyên gia dự báo đến năm 2020, dự kiến sẽ có khoảng 25.000-50.000 lượt hành khách/giờ cần được di chuyển chỉ trong nội đô. Do đó, các tuyến Metro tại Hà Nội được kỳ vọng là giải pháp đóng vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Theo đó, thành phố Hà Nội đã quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với 9 tuyến, tổng chiều dài 410,8km. Trong đó, ngoài tuyến Cát Linh – Hà Đông, tuyến Metro số 3: Nhổn – Ga Hà Nội được xem là biểu tượng của giao thông thành phố có chiều dài 12,5 km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, dự kiến sẽ đưa khai thác toàn tuyến vào năm 2023.
Hồng Liên