Giá vàng SJC “cố thủ”, đắt kỷ lục so với giá thế giới

(CL&CS) - Bất chấp giá vàng thế giới “rơi” mạnh, vàng SJC vẫn “cố thủ” khiến chênh lệch giữa hai mức giá vọt lên mức cao kỷ lục 8 triệu đồng/lượng.

Đêm qua, tại thị trường Mỹ, giá vàng thế giới bất ngờ “rơi tự do”. Chốt tuần, giá vàng “bốc hơi” gần 3% chỉ sau 1 phiên xuống 1.735,6 mức thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Trước đó, có thời điểm kim loại quý này chạm “đáy” 1.725,3 USD/ounce.

Vàng và bạc cùng giảm sốc khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng trên 1,6% qua đêm - mức cao nhất trong một năm. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ tăng cao hơn, với chỉ số đô la Mỹ giao dịch lần cuối ở mức 90,89, tăng 0,83% trong ngày.

Bất chấp giá vàng thế giới “rơi” mạnh, vàng SJC vẫn “cố thủ” khiến chênh lệch giữa hai mức giá vọt lên mức cao kỷ lục 8 triệu đồng/lượng.

"Vàng đang tiếp tục đối mặt với một cơn gió lớn từ thị trường trái phiếu. Lợi tức trên trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng ngày hôm qua lên mức cao nhất là 1,6%. Chúng vẫn chỉ ở mức 1,3% khi bắt đầu tuần. Lợi tức tăng vọt lên khoảng 30 điểm cơ bản trong khoảng thời gian chỉ vài ngày là một viên thuốc đắng để nuốt chửng vàng, vì bản thân nó không mang lại bất kỳ khoản lãi nào”, Nhà phân tích Carsten Fritsch của Ngân hàng Commerzbank giải thích.

“Vấn đề chính của vàng lúc này là thiếu lợi nhuận. Động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ - FED giống như phản ứng hơn là cách tiếp cận chủ động với sự tăng vọt trong đường cong lợi suất đang gây ra sự gia tăng mạnh về lãi suất thực”, chuyên gia phân tích tại T.D. Securities cho biết. Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết: “Vàng đang gặp khó khăn do những gì đang diễn ra trên thị trường trái phiếu,” Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết thêm “(nhưng) giá vàng ở những mức này trông giống như một lực mua lớn.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cũng đồng quan điểm khi cho rằng “Vàng đang gặp khó khăn do những gì đang diễn ra trên thị trường trái phiếu”. Dù vậy, có một tín hiệu tốt là giá vàng trông giống như có một lực mua lớn.

Nhà phân tích Craig Erlam của OANDA cho biết thêm một lần nữa, vàng đang gặp khó khăn và triển vọng ngắn hạn không mấy khả quan đối với kim loại màu vàng.

Craig Erlam khẳng định: “Lợi suất tăng và đồng đô la nhảy vọt đang gây áp lực lên vàng và ngăn chặn sự đảo chiều trên thị trường trái phiếu, thật khó để kỳ vọng vận may của nó sẽ được cải thiện”.

Giá vàng thế giới lao dốc (giảm gần 3%) nhưng giá vàng SJC chỉ giảm nhỏ giọt. Giá vàng SJC chỉ hao hụt khoảng 200.000 đồng/lượng tới 350.000 đồng/lượng, tương đương 0,2% đến 0,6%.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng ở mức: 55,60 triệu đồng/lượng – 56,10 triệu đồng/lượng, giảm 350.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết giá vàng SJC ở mức: 55,50 triệu đồng/lượng – 56,05 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý được mua bán ở mức: 55,60 triệu đồng/lượng – 56,10 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Tại tập đoàn Doji, giá vàng SJC giao dịch ở mức 55,50 triệu đồng/lượng – 56,10 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng chỉ giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Giá vàng thế giới giảm mạnh gấp gần 10 lần giá vàng trong nước nên chênh lệch giữa hai mức giá được nới rộng lên mức cao kỷ lục. Hiện tại, giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 8 triệu đồng/lượng. Với con số này, người mua vào sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.

TIN LIÊN QUAN