ĐBSCL sẽ được “rót” thêm 2 tỷ USD để phát triển hạ tầng giao thông

(CL&CS) - Thông tin trên vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 9/11.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 9/11, trả lời câu hỏi đại biểu về nguồn lực phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ GTVT thời gian tới sẽ hoàn thành các quốc lộ, cao tốc nối Cà Mau - Bạc Liêu - Cần Thơ, dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

ĐBSCL có khoảng 20 triệu dân, cung cấp 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 40% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước... tuy nhiên, khu vực hiện chỉ có 40km cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Nguồn lực thứ hai là từ địa phương, ở đây là nguồn lực mà địa phương được Trung ương phân bổ, cộng với ngân sách sẵn có để thực hiện các dự án hạ tầng. Thứ ba là nguồn lực Trung ương, trong đó, Thủ tướng đã đồng ý tăng thêm cho khu vực ĐBSCL khoảng 2 tỷ USD trong giai đoạn tới.

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng dự án hỗ trợ ngân sách địa phương thông qua các nhà tài trợ khoảng 1,05 tỷ USD để tập trung làm toàn bộ đường ven biển cho các tỉnh vùng ĐBSCL và các dự án giao thông quan trọng khác tại khu vực này.

Bên cạnh đó, Trung ương sẽ hỗ trợ các dự án có tính chất liên vùng. Bộ đã thống nhất với các địa phương, cần thông qua hội đồng vùng trước khi trình Chính phủ xem xét. Mỗi địa phương sẽ được hỗ trợ một dự án động lực quan trọng nhất của tỉnh có tính liên vùng để phát triển trong thời gian tới. Một nguồn lực nữa là từ các hợp đồng đối tác công tư, nguồn xã hội hóa.

Trước đó hồi cuối tháng 10, Bộ GTVT cho biết đã trình Chính phủ kế hoạch đầu tư 7 tuyến đường bộ cao tốc với tổng vốn đầu tư 64.554 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 37.272 tỷ đồng. Bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và phía Tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía Nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998 km.

ĐBSCL có khoảng 20 triệu dân, cung cấp 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 40% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước... Tuy nhiên, khu vực hiện chỉ có 40km cao tốc TP.HCM - Trung Lương đi qua Long An, Tiền Giang. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, 7 dự án cao tốc tại khu vực được Bộ GTVT đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đầu tư, xây dựng.

TIN LIÊN QUAN