2 tiêu chuẩn để xét tặng Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(CL&CS) - Kể từ khi được tổ chức lần đầu đến nay, Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo đã lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; từ đó tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các trường học trên địa bàn Thành phố.

Đúng như mục đích, yêu cầu mà giải thưởng đề ra, việc khoanh vùng đối tượng, các tiêu chuẩn và quy trình xét chọn rất chặt chẽ, đòi hỏi các hồ sơ tham gia dự giải phải có bề dày kinh nghiệm, hoạt động và đóng góp tích cực trong công tác quản lý, giảng dạy.

Hai tiêu chuẩn lớn để xét giải gồm: Tâm huyết với nghề và đổi mới, sáng tạo.

Trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ V, năm học 2020-2021.

Đây cũng là giải pháp của ngành Giáo dục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, từ đó giảm dần khoảng cách về chất lượng ở các trường học trên địa bàn Thành phố, nâng chất lượng giáo dục toàn diện.

Qua 5 năm học triển khai, đến nay, giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” đã ngày càng khẳng định sức hút mạnh mẽ, tạo hiệu ứng tích cực đối với mỗi nhà trường trong việc vận dụng những sáng kiến của nhà giáo để giải quyết khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi nhà giáo, dù ở độ tuổi nào, cũng luôn nỗ lực hoàn thiện mình và có chung mục đích đem đến những điều tốt đẹp nhất cho học trò.

Là 1 trong 40 nhà giáo vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ V, năm học 2020-2021, cô giáo Nguyễn Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Mỗi nhà giáo nhận giải thưởng là niềm vinh dự, song cũng là nhận trách nhiệm để vừa tiếp tục phát triển bản thân, vừa truyền lửa, tạo sự lan tỏa trong toàn đội ngũ về sự nhiệt huyết, sáng tạo, góp sức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước”.

TIN LIÊN QUAN